Joseph Maurice Ravel - Từ sự điên rồ đến nổi tiếng
Những sáng tác của Joseph Maurice Ravel đa dạng về thể loại, từ tác phẩm độc tấu, nhạc hát, hòa tấu thính phòng đến dàn nhạc giao hưởng; trong đó, đặc điểm gây ấn tượng cho người nghe chính là giai điệu có những hình thái riêng, độc đáo và khả năng khai thác hiệu quả từng nhạc cụ trong dàn nhạc. Điều này thể hiện rất rõ trong tác phẩm nổi tiếng “ Bolero” ( 1928) , được Ravel soạn lại cho dàn nhạc giao hưởng từ âm nhạc của vũ kịch cùng tên do nghệ sĩ Balett Ida Rubinstien đặt viết riêng.
Mặc dù vở vũ kịch đã gặt hái được thành công ngay sau vài lượt trình diễn , nhưng bản phối cho dàn nhạc giao hưởng của Ravel lại không được như vậy. Ông gặp phải không ít những la ó, phản đối ngay sau buổi diễn rằng : “Boléro đi chệch khỏi truyền thống cả ngàn năm”, “Một tiểu khúc cho dàn nhạc mà không có âm nhạc” ; thậm chí , có khán giả còn hét lên: “Ông ấy điên rồi...ông ấy điên rồi!”...
Thế nhưng , những khán giả và các nhà phê bình thời đó không thể dự đoán được rằng , bản nhạc mà họ từng chế diễu sau này sẽ nổi tiếng khắp thế giới, đạt mức thu tiền bản quyền lên đến con số “khủng”- khoảng 500 triệu euro (theo các nhà điều tra) trong vòng 8 thập niên. Người ta cũng nói rằng: “Cứ trung bình 10 phút, thì trên thế giới, đâu đó, bản Bolero của Maurice Ravel lại được trình diễn một lần”. Thậm chí, khi nhắc đến tên của tác phẩm, lập tức mọi người nghĩ ngay đến bản phối cho dàn nhạc giao hưởng của Ravel chứ không phải là vở vũ kịch cùng tên.
Bản “ Bolero” soạn cho dàn nhạc giao hưởng trình tấu là một kiệt tác của M. Ravel và cũng là một trong những kiệt tác nhạc giao hưởng của thế giới, có sức sống mãnh liệt cho đến tận ngày nay, được nhiều dàn nhạc giao hưởng hiện đại nổi tiếng trên thế giới biểu diễn, được phổ biến trên nhiều trang mạng với tổng số người đã xem lên hàng triệu lượt.
“ Con gà đẻ trứng vàng” của Maurice Ravel (một cách ví von dí dỏm về bản nhạc “Bolero” ) cũng không kém ầm ĩ bởi những tranh chấp, kiện tụng về bản quyền suốt nhiều năm qua , mặc dù tác giả của nó - nhạc sĩ Maurice Ravel , không hề lấy vợ, sinh con./.
Minh Hòa
Chiều 22/12, buổi tổng duyệt cho chương trình “Khúc quân hành vang mãi non sông” đã diễn ra tại sân Đoan môn – Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long.
Trong đĩa than “Như gió heo may”, các bài hát được sắp xếp nhằm diễn tả hành trình của người nghệ sĩ, ít nhiều gắn với những trải nghiệm thực tế của chính ca sĩ Tuấn Hiệp.
Để tôn vinh những chiến công hiển hách và sự hy sinh anh dũng của Quân đội nhân dân Việt Nam trong hành trình 80 năm vừa qua, tối ngày 22/12, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội sẽ tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật chính luận mang tên “Khúc quân hành vang mãi non sông” tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long.
Trải qua vòng Bán kết tranh tài gay gấn giữa các giọng ca trẻ đầy triển vọng, cùng những màn biểu diễn được đầu tư công phu, Ban tổ chức Cuộc thi "Tiếng hát Hà Nội 2024" đã lựa chọn được 16 thí sinh xuất sắc vào vòng Chung kết Cuộc thi năm nay.
Nhiều ngày qua, ê-kíp chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt “Khúc quân hành vang mãi non sông” và các nghệ sĩ đang có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhất, với mong muốn mang tới cho khán giả một đêm nhạc đầy hào hùng và cảm xúc vào tối ngày 22/12.
Tiếp nối chuỗi dự án đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ trong âm nhạc trong năm nay, Hoàng Dũng cho ra mắt MV mới mang tên “Cuối tuần (1825)”.
0