Kế hoạch kinh tế của ông Trump khi tái đắc cử
Thông điệp của ông Donald Trump tập trung vào sự thay đổi triệt để trong chính sách thương mại, kế hoạch xóa bỏ thuế tiền boa, phúc lợi an sinh xã hội và đề xuất giảm đáng kể thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. Ông Trump khẳng định rằng các biện pháp này không chỉ khôi phục việc làm cho nước Mỹ mà còn giảm lạm phát, một điểm mà ông nhấn mạnh khi nhiều người Mỹ vẫn đang vật lộn với giá cả tăng cao.
Tuy nhiên, một số nhà kinh tế dự đoán rằng, các chính sách của ông có thể có tác dụng ngược lại với những gì ông hình dung, khiến lạm phát tăng vọt. Nhóm tranh cử của ông Trump đã không trả lời yêu cầu bình luận về điều này.
Sau đây là nội dung các kế hoạch kinh tế của ông Trump nếu ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống một lần nữa.
Ông Trump sẽ áp thuế đối với mọi mặt hàng nhập khẩu vào Mỹ
Các đề xuất thương mại theo chủ nghĩa bảo hộ của Trump đại diện cho sự thay đổi so với chính sách kinh tế của Mỹ trong nhiều thập kỷ. Kế hoạch của ông bao gồm mức thuế quan phổ quát từ 10% đến 20% đối với tất cả hàng nhập khẩu và lên tới 60% đối với hàng hóa từ Trung Quốc. Ông lập luận rằng các mức thuế quan này sẽ bảo vệ việc làm và các ngành công nghiệp của Mỹ, tuyên bố rằng chúng sẽ khuyến khích sản xuất trong nước và giảm sự phụ thuộc vào hàng hóa nước ngoài.
Trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, Ông Trump đã ban hành thuế quan đối với thép và nhôm, viện dẫn các lo ngại về an ninh quốc gia. Mức thuế ban đầu được ấn định là 25% đối với thép và 10% đối với nhôm. Động thái này đã gây ra các mức thuế quan trả đũa từ Canada và Liên minh châu Âu, nhắm vào hàng xuất khẩu nông sản của Mỹ, gây tổn hại cho nông dân Mỹ.
Các nhà kinh tế lo ngại rằng một mức thuế quan phổ quát mới sẽ khiêu khích các đối tác thương mại trả đũa thêm lần nữa, có khả năng gây ra một cuộc chiến thương mại mới và tạo ra một chu kỳ căng thẳng leo thang có thể gây tổn hại đến nền kinh tế của cả hai bên.
Các chuyên gia cho biết một chiến lược thuế quan toàn diện cũng có thể dẫn đến sự sụt giảm mạnh về giá cổ phiếu, đặc biệt là đối với các công ty đa quốc gia của Mỹ phụ thuộc nhiều vào chuỗi cung ứng quốc tế. Ngân hàng đầu tư UBS dự đoán rằng mức thuế quan 10% có thể dẫn đến sự sụt giảm 10% trên thị trường chứng khoán.
Một báo cáo từ Viện Kinh tế Quốc tế Peterson chỉ ra rằng tỷ lệ lạm phát có thể tăng lên từ 6% đến 9,3% vào năm 2026 nếu ông Trump tái đắc cử, so với ước tính cơ bản là 1,9% nếu không có các chính sách của ông.
Điều này có nghĩa là hàng hóa hàng ngày, từ đồ điện tử đến các mặt hàng thực phẩm thiết yếu, có khả năng sẽ trở nên đắt đỏ hơn. Theo Viện Kinh tế Quốc tế, chi phí trung bình của một hộ gia đình Mỹ có thể tăng khoảng 2.600 đô la hàng năm do các chính sách của ông Trump, trong khi một số ước tính cho thấy con số này có thể tăng vọt lên tới 7.600 đô la.
Gia hạn các đợt cắt giảm thuế năm 2017 của ông Trump
Với các điều khoản trong các đợt cắt giảm thuế mang tính biểu tượng sẽ hết hạn vào năm 2025, ông Trump có kế hoạch khôi phục lại tất cả các đợt cắt giảm thuế mà ông đã ký vào năm 2017 và tiếp tục giảm thuế cho các cá nhân và tập đoàn nếu tái đắc cử. Chính sách thuế của ông gắn liền với lời hứa về cắt giảm thuế trên diện rộng, bao gồm đề xuất loại bỏ thuế đối với tiền boa và phúc lợi an sinh xã hội. Kế hoạch của ông cũng sẽ hạ mức tăng thuế suất doanh nghiệp xuống 15% từ 21%, cho rằng việc cắt giảm sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm.
Các nhà phân tích dự đoán rằng việc cắt giảm thuế của ông Trump có thể làm tăng thêm 5,8 nghìn tỷ đô la vào nợ quốc gia trong một thập kỷ và ông Trump chưa nêu rõ cách ông sẽ chi tiền cho các đợt cắt giảm thuế lớn này.
Ông Trump sẽ tìm cách tác động đến các quyết định của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ kiểm soát lãi suất và các công cụ khác để định hướng chính sách tiền tệ của đất nước. Đây là một cơ quan độc lập có nhiệm vụ duy trì lạm phát ở mức thấp và thị trường lao động lành mạnh. Tổng thống thường chỉ có thể tác động đến Fed thông qua những người mà họ bổ nhiệm vào ban quản trị của Fed. Nhưng ông Trump đã bày tỏ mong muốn có nhiều ảnh hưởng hơn đến các quyết định của Cục Dự trữ Liên bang. Ông đã chỉ trích Fed vì đã tăng lãi suất khi ông còn là Tổng thống và gợi ý rằng một chính sách tiền tệ linh hoạt hơn sẽ giúp giảm bớt lạm phát.
Nhiều nhà kinh tế cảnh báo rằng sự can thiệp như vậy có thể làm suy yếu sự độc lập của Fed và sự ổn định kinh tế lâu dài của đất nước.
Ông Trump tuyên bố trục xuất người nhập cư bất hợp pháp sẽ làm giảm giá nhà
Ông Trump và người đồng hành cùng tranh cử của ông là J.D. Vance đã hứa thực hiện chương trình trục xuất lớn nhất trong lịch sử Mỹ, tuyên bố rằng việc trục xuất hàng loạt người nhập cư không có giấy tờ sẽ làm giảm giá nhà ở.
Những người chỉ trích cho rằng những hành động như vậy có thể phá vỡ các ngành công nghiệp phụ thuộc vào lao động nhập cư, dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động và cuối cùng làm tăng chi phí thay vì giảm chi phí. Một phân tích gần đây từ Viện Kinh tế Quốc tế Peterson phát hiện ra rằng một chương trình trục xuất sẽ làm giảm việc làm và làm giảm GDP của Mỹ. Một phân tích riêng từ Hội đồng Di trú Mỹ cho biết Mỹ sẽ tốn 315 tỷ đô la để trục xuất 11 triệu người.
Không cắt giảm an sinh xã hội hoặc Medicare
Giống như bà Kamala Harris, ông Trump đã tuyên bố sẽ không cắt giảm an sinh xã hội hoặc Medicare, khẳng định rằng ông sẽ bảo vệ các chương trình này mà không tăng tuổi nghỉ hưu. Ông tuyên bố rằng chính quyền của ông sẽ tập trung vào việc chống lãng phí và gian lận.
Một trong những đề xuất chính của ông Trump bao gồm việc xóa bỏ thuế đối với các chế độ phúc lợi an sinh xã hội. Trong các bài phát biểu của mình, ông Trump đã nhấn mạnh cam kết bảo vệ các chế độ phúc lợi cho người cao tuổi.
Dữ liệu từ Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO) cho thấy việc bãi bỏ các loại thuế này có thể dẫn đến thâm hụt doanh thu khoảng 1,6 nghìn tỷ đô la trong thập kỷ tới, với những tác động đến cả nguồn tài trợ an sinh xã hội và Medicare và khả năng tồn tại lâu dài của cả hai chương trình.
Các khoản cắt giảm đối với các chương trình cứu trợ cho vay sinh viên
Mặc dù ông Trump vẫn chưa công bố chính sách cụ thể về khoản vay sinh viên của mình, nhưng ông đã lên tiếng phản đối việc xóa nợ cho sinh viên trên diện rộng. Vào tháng 6 năm 2023, ông đã ca ngợi Tòa án Tối cao vì đã dừng kế hoạch cứu trợ nợ của Tổng thống Joe Biden, coi đó là chiến thắng cho những người đi vay có trách nhiệm và lập luận rằng các biện pháp như vậy sẽ "rất, rất không phù hợp”
Ông Trump cam kết cắt giảm một nửa chi phí năng lượng
Ông Trump cam kết cắt giảm một nửa chi phí năng lượng của người Mỹ trong vòng một năm sau khi nhậm chức, một phần quan trọng trong kế hoạch giảm lạm phát của ông.
Cựu Tổng thống đã nói rằng ông sẽ nhanh chóng mở rộng hoạt động khoan dầu khí và giảm các rào cản của chính phủ đối với việc xây dựng nhà máy điện. Ông đã nói rằng ông có thể hạ giá xăng "xuống dưới 2 đô la một gallon" bằng cách ban hành "tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia" để tăng nguồn cung năng lượng trong nước.
Những người khác tin rằng việc hạ chi phí năng lượng có thể tác động đến lạm phát chung. Carl Schramm, giáo sư kinh tế tại Đại học Syracuse, lưu ý rằng chi phí năng lượng là một yếu tố quan trọng trong lạm phát giá lương thực vì nhiên liệu là chi phí sản xuất chính của ngành nông nghiệp. Ông nói rằng "Nếu bạn có thể hạ thấp chi phí năng lượng, bạn sẽ giảm được tất cả tình trạng lạm phát này".
Lãnh đạo đảng Tự do cực hữu Áo (FPO) - ông Herbert Kickl đã gặp Tổng thống Áo Alexander Van der Bellen với hy vọng được giao nhiệm vụ thành lập chính phủ liên minh sau khi nỗ lực thành lập chính phủ của đảng cầm quyền trước đó thất bại.
Theo thông tin từ Cơ quan điều tra tội phạm công chức cao cấp của Hàn Quốc và Nhóm điều tra hỗn hợp, bao gồm đại diện của cơ quan cảnh sát và kiểm sát, các cơ quan này sẽ đệ trình tòa án văn bản đề nghị kéo dài thời hạn của lệnh bắt giữ Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol, sau khi lệnh này hết hạn vào hôm nay 6/1, thay vì xin một lệnh bắt mới.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn mới đây, Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố Ukraine sẵn sàng tổ chức đàm phán với Mỹ và các quốc gia châu Âu về giải quyết xung đột vào cuối tháng 1.
Hôm nay, Indonesia chính thức triển khai chương trình bữa ăn miễn phí dành cho học sinh và phụ nữ mang thai như lời hứa trong chiến dịch tranh cử của Tổng thống Prabowo Subianto.
Ngay trong ngày đầu năm mới nước Mỹ choáng váng bởi hai vụ khủng bố, và lý lịch của cả hai nghi can khiến người ta lo ngại hơn. Tất cả các vụ tấn công đều do các thành viên đã xuất ngũ hoặc đang tại ngũ của lực lượng vũ trang gây ra.
Bộ Y tế Kazakhstan cho biết nước này đã ghi nhận các ca nhiễm virus human metapneumovirus (HMPV) gây bệnh đường hô hấp, loại virus đang lây lan rộng ở Trung Quốc.
0