Kết nối hàng hóa Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu xuất khẩu thô, xuất qua nhà trung gian. Các bộ, ngành đang tìm giải pháp để đưa hàng hóa Việt đến với người tiêu dùng thế giới.

Mỗi tháng, 10 tấn cua biển thương hiệu Cà Mau được nhập vào siêu thị Mỹ, tăng 20% giá trị so với tiêu thụ nội địa cho doanh nghiệp.

Bà Đoàn Thị Anh Thư, Giám đốc điều hành Công ty Vua Cua, cho biết: ''Khi một doanh nghiệp đưa được sản phẩm qua Mỹ là điều rất đáng tự hào. Chúng tôi phải có những chứng chỉ, đầu tiên là FDA. Sản phẩm trước khi xuất qua Mỹ phải kê khai ra quy trình chế biến, đưa những cái đó lên cơ quan thẩm quyền xét duyệt''.

Kết nối hàng hóa Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Vừa làm, vừa thăm dò thị trường, tới đây, doanh nghiệp sẽ đa dạng các sản phẩm từ cua để phục vụ tốt hơn người tiêu dùng. Thị trường Mỹ kiểm soát chất lượng rất khắt khe, nên quy trình sản xuất phải chỉn chu ngay từ đầu.

Theo ông Đỗ Ngọc Hưng, Tham tán thương mại, Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ, hàng hóa nhập được vào thị trườn này phải có chất lượng đảm bảo, đáp ứng tiêu chí liên quan đến hồ sơ giấy tờ trong quy trình xuất khẩu, phải gia tăng tiêu chuẩn đáp ứng về các yếu tố như tăng trưởng xanh, tăng trưởng bền vững.

Rất nhiều nhóm hàng của Việt Nam ngày càng được thị trường ưa chuộng.

Gia tăng các rào cản kỹ thuật đối với hàng nhập khẩu, đặc biệt với nông sản, thực phẩm là xu hướng chung của tất cả các thị trường hiện nay.

Thâm nhập thị trường đã khó, giữ được thị trường còn khó hơn, không phải doanh nghiệp nào cũng chắc chân ngay khi bước vào.

Mở rộng đa kênh giao thương, trong đó chú trọng nền tảng thương mại điện tử được xem là bước đi hiệu quả để hàng hóa tiếp cận thị trường.

Ông Gijea Seong, Giám đốc Điều hành Amazon Global Selling tại Việt Nam, cho biết: ''Doanh nghiệp Việt Nam bán hàng hóa qua Amazon tăng về cả số lượng và giá trị doanh thu. Vừa xuất khẩu, các doanh nghiệp còn đầu tư xây dựng thương hiệu. Rất nhiều nhóm hàng của Việt Nam ngày càng được thị trường ưa chuộng. Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt trên hành trình tham gia vào chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu''.

Không chỉ thúc đẩy xuất khẩu đa kênh, giúp hàng hóa Việt mở rộng thị trường, Bộ Công thương đang tích cực đồng hành cùng các doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, gia tăng giá trị cho sản phẩm để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường. Đồng thời mời gọi nhà mua hàng, tập đoàn toàn cầu đến để kết nối giao thương, nối dài thêm kênh xuất khẩu hàng Việt.

Tuy nhiên, điểm yếu của các doanh nghiệp là vẫn chưa tham gia sâu vào các chuỗi cung ứng mà chủ yếu dừng lại ở mức xuất khẩu thô, xuất qua nhà trung gian.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Số người tiêu dùng tại Eurozone sở hữu tiền điện tử đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua, với phần lớn người sử dụng loại tiền này như một kênh đầu tư.

Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.

Để ngăn chặn “sốt” hàng và giữ giá ổn định dịp cuối năm, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa lớn phục vụ Tết Nguyên đán 2025.

Tại công điện mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, quản chặt thu - chi.

Với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, góp phần kích cầu tiêu dùng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) sẽ tổ chức chương trình "Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024".

Nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các vùng sản xuất trọng điểm, Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao kiến thức, mở rộng diện tích các vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap.