Khắc phục bất cập, bít kín kẽ hở trong đấu giá đất
Điển hình nhất là vụ đấu giá 58 thửa đất ở thôn Đông Lai, xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn. Đối tượng Phạm Ngọc Tuấn cùng đồng bọn đã cố tình phá hoại khi trả tới hơn 30 tỷ đồng/m2 cho 3 thửa đất. Công an thành phố đã tạm giữ 5 đối tượng để điều tra về hành vi “Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản”.
Đấu giá đất dường như đang trở “sân chơi riêng” của những người đấu giá chuyên nghiệp. Trả giá rất cao rồi bỏ cọc - điển hình là cuộc đấu giá 68 thửa đất ở xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai tổ chức ngày 10/8. Thửa cao nhất có giá hơn 103 triệu đồng/m2, thấp nhất cũng gần 100 triệu/m2. Nhưng đến hạn nộp tiền, 80% trường hợp bỏ cọc. Liên tiếp các cuộc đấu giá sau đó, nhiều thửa đất bị đẩy giá cao phi lý. Tại xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, thửa cao nhất được đẩy lên tới trên 133 triệu đồng/m2; huyện Phúc Thọ: 75 triệu đồng/m2; quận Hà Đông: 262 triệu đồng/m2.
Từ đây, chiêu trò “trả giá cao, tạo sốt ảo, kích sóng đất nền” bị chỉ ra. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng “nhà nhà” đi đấu giá đất để lướt sóng kiếm lời là do giá khởi điểm được áp dụng quá thấp so với giá thị trường. Tổ chức đấu giá nhiều vòng được các quận, huyện áp dụng nhằm ngăn chặn thông đồng, trúng với giá thấp. Tuy nhiên điều này tạo cơ hội cho người tham gia đấu giá gặp nhau, trao đổi, bàn bạc. Một bất cập lớn trong cuộc đấu giá là khách hàng không bị mất tiền cọc dù có hành vi trả giá cao ở vòng đấu trước rồi bỏ ngang hoặc điền phiếu trả giá không hợp lệ ở vòng đấu sau. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng phá đấu giá đất như ở Sóc Sơn và Thanh Oai.
Nhiều ý kiến cho rằng, các địa phương cần khẩn trương xây dựng bảng giá đất mới. Đồng thời nghiên cứu ban hành những quy định chặt chẽ như phải cam kết về thời gian xây dựng nhà ở trên đất, từ 1-2 năm sau khi trúng đấu giá mới được phép chuyển nhượng. Quan trọng hơn phải tăng cường chế tài, xử lý nghiêm minh những đối tượng có hành vi thao túng, lũng đoạn thị trường.
Quản lý và khai thác có hiệu quả tài sản công là nhà, đất, Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025 hoàn thành sắp xếp lại, xử lý đối với 100% cơ sở nhà, đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước thuộc thành phố quản lý, sử dụng.
Chính phủ giao Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, để áp dụng ngay từ đầu năm 2025.
Năm 2025, căn cứ từ số liệu các địa phương đã đăng ký, Bộ Xây dựng dự kiến cả nước sẽ hoàn thành trên 100.000 căn nhà ở xã hội, đưa diện tích bình quân nhà ở toàn quốc lên mức 27m2 sàn/người, tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đạt tối thiểu 45%.
Những dấu hiệu bất thường trong đấu giá đất đã được chỉ ra từ lâu, sự việc phá đấu giá đất ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, chỉ như giọt nước tràn ly.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 134 yêu cầu các bộ liên quan, các địa phương kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
Ngày 21/8/2024, Công điện số 82/CĐ-TTg được Thủ tướng ban hành ngay sau những phiên đấu giá có số người tham gia kỷ lục và giá trúng cao bất thường tại 2 cuộc đấu giá ở xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai và xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, Hà Nội.
0