Khai mạc chuỗi trưng bày các tác phẩm nghệ thuật đương đại

Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội, ngày 12/11, tại Trung tâm Văn hóa nghệ thuật - 22 Hàng Buồm diễn ra lễ khai mạc chuỗi trưng bày các tác phẩm nghệ thuật đương đại.

 

Biểu diễn nghệ thuật tại sự kiện.

Chuỗi trưng bày nghệ thuật đương đại độc đáo khai thác chất liệu từ di sản và lịch sử do các cá nhân và nhóm nghệ sỹ đương đại nổi bật thực hiện, phục vụ nhu cầu tìm hiểu văn hóa, lịch sử, nghệ thuật đương đại của công chúng và du khách. 

Các không gian trưng bày – triển lãm bao gồm:

1. Không gian trưng bày Dự án “Hồn nhiên như cô Tiên” do các Nghệ sĩ: Nguyễn Thế Sơn, Vũ Xuân Đông, Trần Hậu Yên Thế, Phạm Khăc Quang; các nghệ sĩ trẻ từ khoa Hội họa – Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam và một số nghệ sĩ khách mời: Vũ Kim Thư, Lê Minh Đại, Lê Kim Mỹ.

2. Không gian trưng bày ‘DIỀU TIÊN’ của nhóm nghệ sĩ Quan Hằng Cao, Lê Thanh Bình, Trí Minh và các cộng sự.

3. Không gian sắp đặt Game 3D ‘Air Skylen’ do nhóm nghệ sĩ Quang Lâm (Lâm Ngọc Quang) và các cộng sự thực hiện.

4. Không gian Triển lãm sắp đặt ‘Mơ Tiên’ do nhóm tác giả nhiếp ảnh gia Trần Trung Hiếu, Nhiếp ảnh gia Nguyễn Bá Ngọc, Hoạ sĩ Vũ Dân Tân, Họa sĩ Nguyễn Quân, Họa sĩ Phan Cẩm Thượng, Họa sĩ Phạm Khắc Quang, Họa sĩ Trần Hậu Yên Thế, hoạ sĩ Hoàng Huệ Phương phối hợp và thực hiện.

5. Không gian sắp đặt đèn lồng ‘Cuộc gặp gỡ Xưa – Nay’ của hoạ sĩ Xuân Lam.

6. Không gian sắp đặt tác phẩm ‘Ngũ hành’ của nghệ sĩ Tuấn Ngọc thực hiện.

7. Tác phẩm sắp đặt ‘Từ 100 đến 100 tới 100 triệu’ và Tác phẩm sắp đặt ‘Cân bằng 50/50’ do Trương Hoàng Hải và các cộng sự thực hiện.

8. Không gian Triển lãm hiện vật “Ký ức 22 Hàng Buồm” do nhóm Nghệ sĩ: Nguyễn Thế Sơn, Trần Hậu Yên Thế, KTS Nguyễn Hoàng Phương được duy trì từ Tuần lễ Khơi nguồn sáng tạo 2021.

Đại biểu cắt băng khai mạc chuỗi trưng bày.

Phát biểu tại sự kiện, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng cho rằng, chuỗi hoạt động văn hóa tại Trung tâm góp phần khẳng định nguồn lực sáng tạo của Hà Nội từ việc kết nối các nghệ sĩ, các nhà thiết kế sáng tạo, các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kiến trúc, mỹ thuật, âm nhạc, sân khấu, công nghệ... chung tay thắp lên ngọn lửa sáng tạo cũng như truyền cảm hứng sáng tạo trong mọi người dân. 

Chuỗi trưng bày sẽ kéo dài đến hết ngày 30/11. Trong thời gian này, Ban tổ chức sẽ thực hiện một số chương trình tọa đàm, đối thoại chuyên sâu, nhằm kết nối, tăng tính tương tác giữa tác giả với công chúng, như: Tọa đàm “Thúc đẩy cộng đồng sáng tạo trẻ và chế tác kỹ thuật số tại Hà Nội” ngày 13/11; đối thoại tác giả, tác phẩm: Nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn và nghệ sĩ Trần Hậu Yên Thế với không gian triển lãm dự án “Tiên - Rồng”; tọa đàm “Từ di sản văn hóa tới thiết kế - nghệ thuật” ngày 18/11…

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhân kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia, 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024)) và 20 năm hoạt động của không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.

Phụ nữ xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội, đã biến những bức tường rêu mốc thành tranh sinh động, kể lại những câu chuyện đầy ý nghĩa về văn hóa và lịch sử truyền thống địa phương.

Ông Hoàng Thanh Khiết, đại diện Hội đồng xác lập Kỷ lục Việt Nam, đã trao chứng nhận xác nhận kỉ lục cho Bảo tàng Hoa Cương của Nhà giáo Nguyễn Quang Cương, đồng thời đánh giá Bảo tàng Hoa Cương sở hữu một bộ sưu tập hiện vật vô cùng phong phú, đa dạng về chủ đề và chất liệu.

Với mong muốn bảo tồn di sản và phát huy, ứng dụng các giá trị văn hóa Việt vào đời sống hiện đại, cuộc Triển lãm với tên gọi “Tôn cựu, nghênh tân” đang diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cũ, 46 Hàng Bài.

Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 với chủ đề "Gastronomy of Unity - Ẩm thực kết nối" sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/12, tại khu Ngoại giao Đoàn - 298 Kim Mã, Hà Nội.

Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.