Khai mạc chương trình 'Qua những miền di sản Việt Bắc' 2023

Tối 22/9, tại thành phố Tuyên Quang đã diễn ra Lễ khai mạc chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” lần thứ XIV và Lễ hội Thành Tuyên năm 2023.

Phát biểu khai mạc, đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, chiến khu Việt Bắc xưa, gồm các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang - là an toàn khu bảo vệ Đảng, Bác Hồ với “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”, là nơi cả nước trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền. Nơi đây lưu giữ nhiều kỷ niệm sâu đậm, những hình ảnh thân thương về Bác Hồ, lãnh tụ kính yêu của dân tộc…

Đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang phát biểu khai mạc.

Không chỉ lưu giữ giá trị lịch sử cách mạng, Việt Bắc còn là kho tàng di sản văn hóa đặc sắc của các dân tộc Việt Nam, cùng nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, núi rừng hùng vĩ, sông nước hữu tình, hấp dẫn du khách tham quan, trải nghiệm.

Với khát vọng phát triển du lịch trở ngành kinh tế quan trọng, 6 tỉnh chiến khu Việt Bắc đang nỗ lực phát huy tiềm năng, lợi thế, đưa du lịch ngày càng phát triển, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Tiết mục nghệ thuật chào mừng lễ khai mạc.

Qua 14 năm luân phiên tổ chức, Chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” đã trở thành sự kiện thường niên, là sản phẩm du lịch ngày càng khẳng định thương hiệu, thúc đẩy khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững của vùng.

Năm nay, chương trình được tổ chức đúng vào dịp diễn ra Lễ hội Thành Tuyên, một lễ hội đặc sắc, riêng có của Tuyên Quang, là sản phẩm du lịch độc đáo do chính nhân dân khởi xướng, lưu giữ và phát huy, các đại biểu, du khách sẽ có những ấn tượng sâu sắc về miền đất, con người xứ Tuyên - Điểm đến du lịch hấp dẫn, an toàn, thân thiện.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong những ngày này, đông đảo người dân, du khách và bạn bè quốc tế đã có mặt tại thành phố Điện Biên.

Sáng nay (6/5), Ban Văn hóa - Xã hội HĐND Thành phố Hà Nội đã giám sát chuyên đề việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động quảng cáo trên địa bàn quận Đống Đa.

Làng Kim Liên thuộc phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội nổi tiếng với di tích lịch sử Đình Kim Liên - một trong Tứ trấn Thăng Long xưa và cũng là Di tích quốc gia đặc biệt. Tuy nhiên, có lẽ ít ai biết được rằng nơi đây có làng nghề truyền thống với lịch sử hàng trăm năm làm nghề cắt tóc mà nhiều người vẫn thường gọi vui là nghề “vít đầu thiên hạ”.

Lịch sử Việt Nam có lượng thông tin lớn trong khi thời lượng giảng dạy trên trường, lớp khá ngắn, dẫn đến nhiều học sinh không hứng thú. Một số nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng Tiktok đã phát triển các video chia sẻ kiến thức lịch sử một cách thú vị.

Nghề sơn là một nghề cổ truyền của Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời. Từ thế kỷ XV - XVI, sơn mài đã đạt được những thành tựu nhất định trong kỹ thuật pha chế sơn, trong đó sơn ta là nguyên liệu chính để làm nên độ bền đẹp cho tác phẩm nghệ thuật, bên cạnh các loại nguyên vật liệu khác như cốt, phụ gia, màu sắc, nguyên liệu (vàng, bạc quỳ) mỗi công đoạn đòi hỏi kỹ thuật khác nhau, trong đó tạo vóc là một trong những bước đầu của tranh sơn mài.

Trước đại lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, mỗi ngày Điện Biên đón hàng chục nghìn lượt khách đến tham quan. Tỉnh miền núi này là mảnh đất đa dạng văn hóa của 19 dân tộc khác nhau.