Khai mạc Hội chợ Sâm Lai Châu năm 2022
Hội chợ được tổ chức từ ngày 11 - 13/11 nhằm giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, các chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư phát triển, đồng thời quảng bá “báu vật” Sâm Lai Châu đến đông đảo cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Đây là cơ hội để các nhà đầu tư tìm hiểu, tin tưởng xúc tiến hợp tác, liên kết với người dân địa phương cùng chung tay gây trồng, khai thác, kinh doanh, làm giàu từ các lợi ích to lớn của loài cây đặc hữu riêng có tại Lai Châu. Qua đây, hiện thực hóa khát vọng “thoát nghèo, góp phần thay đổi cuộc sống” của đồng bào các dân tộc tỉnh Lai Châu.
Sâm Lai Châu - loài cây đặc biệt quý hiếm đối với Việt Nam và thế giới, là loài đặc hữu của tỉnh Lai Châu. Tất cả các bộ phận của cây đều được dùng để chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Sâm Lai Châu thuộc họ Nhân sâm, chi Panax, phân bố ở độ cao 1.400m - 2.200m so với mặt nước biển, phù hợp với địa hình khí hậu phần lớn các xã vùng biên giới, vùng cao của tỉnh Lai Châu.
Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy, Sâm Lai Châu có hàm lượng Saponin tổng số rất cao lên tới 21,34%, Đặc biệt, Sâm Lai Châu có Majonosid - R2(MR2) là hoạt chất có khả năng kháng virus gây ung thư, chiếm hàm lượng cao tới 7,78%; hợp chất silphioside E là hợp chất lần đầu tiên công bố phân lập từ các loài thuộc chi Panax L, đây là hợp chất chỉ có ở Sâm Lai Châu, có tác dụng chống đông máu. Sâm Lai Châu đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước biểu dương, đánh giá cao những nỗ lực của tỉnh Lai Châu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan chức năng trong bảo tồn, phát triển, phát huy các giá trị của cây Sâm Lai Châu và hoan nghênh sáng kiến tổ chức Hội chợ Sâm Lai Châu quy mô, bài bản hôm nay.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, theo các nghiên cứu cây Sâm Lai Châu là loài cây bản địa, đặc hữu, phân bổ hẹp trên địa bàn tỉnh Lai Châu, phát triển thuận lợi ở những vùng rừng núi cao hoang sơ, sương mù bao phủ và lạnh về mùa đông, với tiềm năng phát triển cây Sâm khoảng gần 40 ngàn ha. Đó là một cơ hội quý cho Lai Châu phát triển ngành Sâm và thực phẩm chức năng từ Sâm dựa trên việc phát huy các giá trị tinh hoa mà trời đất đã ban tặng.
Chủ tịch nước mong muốn "Sâm Lai Châu, Sâm Ngọc Linh và một số loại Sâm quý khác xứng danh với tên gọi “Quốc bảo” của Việt Nam và phải nỗ lực làm mọi cách để phát huy mạnh mẽ vai trò của “Quốc bảo” trong Quốc kế dân sinh. Để đạt được tầm nhìn và mục tiêu này, còn rất nhiều công việc đòi hỏi chúng ta cần sớm hành động một cách nghiêm túc, bài bản, không để cho từng địa phương như Lai Châu, Kon Tum, Quảng Nam hay một số địa phương khác hoạt động manh mún hoặc “tự bơi” trong triển khai chiến lược mà cần sự hỗ trợ mạnh mẽ, tổng thể, toàn diện hơn từ Chính phủ và các Bộ, Ngành."
Chủ tịch nước đề nghị Chính phủ, trước hết là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm đến công tác bảo tồn và quy hoạch phát triển cây Sâm, trong đó có Sâm Lai Châu, Sâm Ngọc Linh và một số cây Sâm khác ở một số địa phương. Phổ biến những ưu điểm vượt trội của Sâm Lai Châu, Sâm Ngọc Linh so với các loại Sâm và sản phẩm tương tự. Nâng tầm giá trị của cây Sâm Việt Nam cả về mặt kinh tế lẫn phục hồi sức khỏe cả thể chất và tinh thần của con người...
Tại buổi lễ, để thúc đẩy mở rộng vùng trồng và vận động người dân tích cực tham gia trồng Sâm Lai Châu, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tặng cây giống Sâm Lai Châu cho các hộ gia đình tích cực trồng sâm của tỉnh. Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan trao Bằng Bảo hộ giống cây trồng đối với cây Sâm Lai Châu cho tỉnh Lai Châu. Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt trao Quyết định chấp nhận hợp lệ nhãn hiệu chứng nhận “Sâm Lai Châu” cho tỉnh.
Các thị trường chứng khoán châu Á đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch 23/12, tiếp nối đà tăng mạnh mẽ của Phố Wall.
Theo Báo cáo An ninh mạng 2024 từ Hiệp hội An ninh mạng quốc gia, gần một nửa số cơ quan và doanh nghiệp tại Việt Nam đã bị tấn công mạng trong năm qua.
Giá cà phê hôm nay tiếp tục dao động trong khoảng 120.500 - 121.300 đồng/kg, giảm từ 3.000 - 4.000 đồng/kg so với tuần trước.
Năm nay, mận hậu trái vụ xuất hiện sớm hơn mọi năm với giá cả khá cao.
Bộ Công Thương dự kiến sức mua dịp Tết Nguyên đán 2025 có thể tăng trên 10% so với cùng kỳ năm trước.
Làng Vũ Đại (Hà Nam) đang chuẩn bị bước vào giai đoạn sản xuất cá kho phục vụ Tết Nguyên đán, với giá bán từ 500 nghìn đến 1,5 triệu đồng/nồi tùy kích thước.
0