Khai mạc hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Đảng bộ TP. Hà Nội

Sáng 2/11, Ban chấp hành Đảng bộ TP. Hà Nội tổ chức hội nghị lần thứ 9 nhằm xem xét nhiều nội dung quan trọng như: Tình hình nghiên cứu, đề xuất xây dựng Luật Thủ đô; Công tác tiêu thoát nước, giải pháp chống úng ngập; Dự thảo Nghị quyết của Ban Thường vụ Thành uỷ về chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh đến năm 2025, định hướng năm 2030.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng phát biểu khai mạc hội nghị - Ảnh: VGP/Gia Huy

Các nhóm chính sách liên quan đến mô hình tổ chức chính quyền Thủ đô; Tình trạng úng ngập cục bộ ở Hà Nội trong nhiều năm trở lại đây luôn trở thành vấn đề "nóng" mỗi khi có mưa lớn… là những nội dung quan trọng TP. Hà Nội thảo luận trong cuộc họp Thành uỷ Hà Nội ngày 2/11.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, để để tiếp tục hoàn thiện thêm một bước nữa các chính sách trong Luật Thủ đô (sửa đổi) trước khi Bộ Tư pháp báo cáo Chính phủ trình Quốc hội đưa dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 và 2024; Ban cán sự đảng UBND Thành phố báo cáo, xin ý kiến của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố theo Quy chế làm việc của Thành ủy; Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy đã họp, cho ý kiến đối với 9 nhóm chính sách nêu trên và Ban cán sự đảng UBND Thành phố đã tiếp thu, hoàn chỉnh để trình Ban Chấp hành tại Hội nghị ngày hôm nay.

Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Vì vậy, để các chính sách xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) đảm bảo tính khả thi cao và phù hợp với thực tiễn và nhu cầu xây dựng, phát triển bền vững Thủ đô trong dài hạn; Bí thư Thành uỷ Hà Nội đề nghị các đồng chí Thành ủy viên và các đồng chí tham dự Hội nghị, với kinh nghiệm thực tiễn từ cơ quan, đơn vị, địa phương, lĩnh vực quản lý của mình để đưa ra những ý kiến trách nhiệm, tâm huyết và góp ý trực tiếp vào các chính sách nhằm hoàn thiện cơ bản Luật Thủ đô sửa đổi; tạo thể chế đặc thù, vượt trội, thuận lợi cho Thủ đô phát triển trong giai đoạn 10 năm tới và những năm tiếp theo;

Về công tác tiêu thoát nước, giải pháp chống úng ngập trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Bí thư Thành uỷ Hà Nội nhấn mạnh, tình trạng úng ngập cục bộ ở Hà Nội trong nhiều năm trở lại đây luôn trở thành vấn đề "nóng" mỗi khi có mưa lớn.

Thực tế cho thấy rằng, Hà Nội "cứ mưa là ngập", gây ùn tắc giao thông nghiêm trọng, gây ô nhiễm môi trường, thiệt hại vật chất nhất định và ảnh hưởng tới đời sống, sinh hoạt của nhân dân; những trận mưa lớn trong thời gian ngắn với lượng mưa phổ biến trên từ 70-100mm/giờ là khiến nhiều khu vực trên địa bàn thành phố Hà Nội bị ngập sâu 20-40cm, có vị trí đến 50cm.

Đáng chú ý, không chỉ khu vực chưa được đầu tư hệ thống thoát nước bị ngập, mà cả khu vực đô thị cũ - nơi đã được đầu tư cải tạo hệ thống thoát nước hay các khu đô thị mới được đầu tư hiện đại cũng bị ngập... Các giải pháp, biện pháp mà các đơn vị trên địa bàn Thành phố đang thực hiện mỗi khi xảy ra úng ngập chỉ là biện pháp tạm thời nhằm giải quyết tình huống, chưa phải các biện pháp căn cơ, có tính bền vững, lâu dài.

Trước thực trạng đó, Thường trực Thành ủy đã đi kiểm tra, khảo sát một số dự án Cải tạo hệ thống tiêu thoát nước khu vực phía Tây thành phố Hà Nội: (1) Dự án Cải thiện hệ thống tiêu nước khu vực phía Tây thành phố tại khu vực từ cầu Am đến cầu La Khê, quận Hà Đông; (2) dự án Xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính và (3) dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá);

Qua kiểm tra cho thấy, các dự án phục vụ tiêu thoát nước trên địa bàn Thành phố đều triển khai chậm tiến độ đề ra, là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng úng ngập trên địa bàn Thành phố.

Vì vậy, hội nghị cần tập trung đánh giá kỹ thực trạng đầu tư hệ thống thoát nước đô thị, nông thôn cũng như hệ thống xử lý nước thải của từng quận, huyện nói riêng và của Thành phố nói chung; đánh giá thực trạng các điểm thường xuyên xảy ra úng ngập trên địa bàn; sự phù hợp của quy hoạch hệ thống thủy lợi và quy hoạch thoát nước đô thị của thành phố Hà Nội đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt (có cần thiết phải sửa đổi, cập nhật hay không);

Đồng thời, làm rõ những nguyên nhân (cả chủ quan và khách quan) để xảy ra tình trạng úng ngập như hiện nay; nhất là nguyên nhân chủ quan, trách nhiệm của người đứng đầu, các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc chậm triển khai các dự án phục vụ tiêu thoát nước trên địa bàn Thành phố.

Đối với dự thảo Nghị quyết của Ban Thường vụ Thành ủy về chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Thành ủy đã giao Ban cán sự đảng UBND Thành phố nghiên cứu, tham mưu, xây dựng Nghị quyết của Ban Thường vụ Thành ủy về chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Thường trực, Ban Thường vụ đã họp, cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết và Ban cán sự đảng UBND Thành phố đã tiếp thu, hoàn thiện, trình xin ý kiến Ban Chấp hành xem xét cho ý kiến.

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chiều 4/11, tại Hội trường Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt Xô, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ 4, năm 2024, đã tổ chức phiên trù bị. Tham dự của 250 đại biểu là những người gương mẫu, tiêu biểu, đại diện cho các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn thành phố.

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, sáng nay Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về đánh kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm thì việc tổng hợp, lấy ý kiến người dân với dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật là vô cùng quan trọng. Song, công việc này vẫn còn hình thức và chưa mang lại hiệu quả cao. Đây là phản ánh của đại biểu Quốc hội về chất lượng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong phiên thảo luận 4/11.

Phát biểu tại phiên họp Quốc hội chiều 4/11, Đại biểu Nguyễn Tri Thức - Đoàn ĐBQH TP. HCM đề nghị Chính phủ quan tâm quản lý các trang thông tin trên mạng xã hội, các phương tiện truyền thông để kiểm soát các hoạt động mua bán sữa mẹ trái phép và cần có các chính sách để vận động hiến tặng sữa mẹ, giống chính sách vận động hiến máu tình nguyện.

Thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội sáng 4/11, các đại biểu đã bày tỏ sự quan tâm đến nhiều vấn đề nóng của xã hội trên các lĩnh vực: lao động việc làm, y tế, giáo dục... Đặc biệt là những vấn đề cần quan tâm sau siêu bão Yagi vừa qua.

Phát biểu tại phiên họp Quốc hội sáng 4/11, đại biểu Nguyễn Văn Huy - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình kiến nghị nhân dân và cử tri mong muốn xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân lợi dụng tình hình khẩn cấp để trục lợi.