Khai mạc lễ hội đền Hai Bà Trưng
Dự lễ kỷ niệm và khai mạc lễ hội có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa; Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội; các đồng chí Uỷ viên Trung ương Đảng: Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thuý Anh, Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga, Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thuý Lan.
Về phía TP Hà Nội có Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Thị Tuyến; Phó Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Phong; các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ: Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam thành phố Nguyễn Lan Hương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà, Trung tướng - Giám đốc Công an thành phố Hà Nội Nguyễn Hải Trung; Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà; Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Phạm Thị Thanh Mai.
Phát biểu khai mạc lễ hội, Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Hoàng Anh Tuấn nhấn mạnh: Đất nước ta trải qua hơn một ngàn năm dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc với chính sách bóc lột vô cùng tàn bạo, hà khắc. Không cam chịu và khuất phục trước chế độ cai trị tàn bạo của nhà Đông Hán, năm 40 sau Công nguyên, trên mảnh đất Mê Linh lịch sử, Hai Bà Trưng đã giương cao ngọn cờ tụ nghĩa kêu gọi hào kiệt bốn phương cùng nhân dân cả nước đứng lên đánh đuổi giặc Đông Hán, giành độc lập cho dân tộc. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã ghi mốc son chói lọi đầu tiên trong lịch sử giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Để tưởng nhớ công lao to lớn của hai vị nữ anh hùng dân tộc, nhân dân Mê Linh đã lập đền thờ; hàng năm vào ngày mùng 6 tháng Giêng, ngày Hai Bà Trưng tế cờ khởi nghĩa, huyện Mê Linh tổ chức tế lễ và kỷ niệm để tỏ lòng tri ân, tôn kính đối với Hai Bà Trưng.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga khẳng định, trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, phụ nữ Việt Nam luôn có vai trò quan trọng, đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Nhiều tấm gương phụ nữ đã đi vào sử sách, lưu danh muôn đời. Trong những nhân tài đất Việt đó, Hai bà Trưng Trắc và Trưng Nhị - hai nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc – chính là tấm gương oanh liệt, là niềm tự hào của phụ nữ và nhân dân Việt Nam.
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cũng bày tỏ sự vui mừng trước những kết quả quan trọng, toàn diện mà Thủ đô Hà Nội đã đạt được trong năm 2023; đồng thời tin tưởng, từ nền tảng vững chắc của năm 2023, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân huyện Mê Linh và thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, quật cường của Hai Bà Trưng, phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2024; quan tâm bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc, trong đó có Đền Hai Bà Trưng - Di tích Quốc gia đặc biệt và Lễ hội Đền Hai Bà Trưng - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, với những nét độc đáo, đặc sắc, không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần của người dân huyện Mê Linh nói riêng, thành phố Hà Nội nói chung.
Điểm nhấn của lễ hội năm nay là chương trình nghệ thuật “Âm vang Mê Linh” lần đầu tiên được trình chiếu bằng công nghệ 3D mapping sẽ tái hiện lịch sử oanh liệt thời kỳ Hai Bà Trưng bằng ánh sáng, hình ảnh chân thực, sống động, ấn tượng. Đây là đêm hội của âm thanh và ánh sáng, sử dụng công nghệ hiện đại trên nền tảng là các câu chuyện lịch sử, hòa với cuộc sống đương đại. Chương trình nghệ thuật sẽ trở thành sản phẩm văn hóa - nghệ thuật, du lịch độc đáo; góp phần thúc đẩy du lịch Mê Linh phát triển tương xứng với bề dày lịch sử, văn hoá truyền thống của huyện và xứng đáng là “điểm đến du lịch” của Thủ đô Hà Nội.
Năm nay, ngoài các hoạt động rước kiệu, tế lễ theo nghi thức truyền thống, các hoạt động văn hóa văn nghệ, trò chơi dân gian, thi đấu thể thao vẫn được tổ chức phục vụ nhân dân và du khách. Lễ hội Đền Hai Bà Trưng sẽ diễn ra đến hết ngày 10 tháng Giêng.
Dấu ấn Di sản công nghiệp là chuyên đề đang gây sự chú ý cho du khách khi đến thăm Bảo tàng Hà Nội những ngày này.
Trong chuyến thăm tới các địa điểm được xem là biểu tượng cho quan hệ Việt - Pháp, Đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Olivier Brochet đã tới thăm Cầu Long Biên và Đại học Dược Hà Nội. Đây là hai trong số nhiều công trình kiến trúc Pháp cổ được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20.
Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm dịp Tết Dương lịch năm 2025 và 30 điểm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 .
Sáng 20/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ".
Cung Thanh niên Hà Nội vừa phối hợp nền tảng số mở YooLife tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật “Tự hào Việt Nam” với chủ đề “Hát mãi khúc quân hành” và ra mắt dự án mô phỏng hành trình chiến đấu và trưởng thành của QĐND Việt Nam bằng công nghệ thực tế ảo.
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức triển lãm nghệ thuật với chủ đề “Những trang sử bằng hình sắc” tại Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm - Số 2 Lê Thái Tổ.
0