Khai mạc lễ hội du lịch làng nghề Vạn Phúc

Tối ngày 27/10, UBND quận Hà Đông tổ chức Lễ khai mạc Tuần Văn hóa du lịch - Thương mại làng nghề dệt lụa Vạn Phúc năm 2023 với chủ đề 'Vạn Phúc - Sắc màu hội nhập'.

Dự lễ khai mạc có đại diện cục kinh tế hợp tác, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó ban trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo thành uỷ Phạm Thanh Học, Lãnh đạo sở Công thương, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Chủ tịch UBND quận Hà Đông Phạm Văn Chiến cho biết, tuần lễ Văn hóa du lịch - Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2023 nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề Việt Nam và Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023. Qua đó, thúc đẩy bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; hình thành giá trị văn hóa đương đại làng nghề Việt Nam, thông qua việc lấy các làng nghề của Hà Nội trong đó có quận Hà Đông làm trung tâm để lan tỏa đến các địa phương khác.

Tuần lễ Văn hóa du lịch - Thương mại làng nghề Vạn Phúc diễn ra đến ngày 2/11 với nhiều sự kiện hấp dẫn, như: Lễ rước tôn vinh Tổ nghề dệt lụa Vạn Phúc; Chương trình “Duyên dáng lụa Hà Đông” với cụm hoạt động Hội thi sản phẩm làng nghề; trình diễn, giới thiệu mẫu thiết kế xuất sắc; sân khấu hóa các thao tác nấu kén, quay tơ, dệt lụa.

Bên cạnh các hoạt động tôn vinh, quảng bá, xuyên suốt Tuần văn hóa là các hoạt động du lịch - thương mại tập trung tại Phố Lụa, phố ẩm thực Cầu Am, phố hoa sinh vật cảnh - đồ cổ, đồ xưa… góp phần tăng sức hấp dẫn cho sự kiện.

Thông qua Tuần Văn hóa, UBND quận Hà Đông mong muốn lan tỏa tới du khách trong và ngoài nước, nhân dân các địa phương về nét văn hóa đặc sắc của làng nghề dệt lụa truyền thống Vạn Phúc, qua đó, phát huy hơn nữa tiềm năng, thế mạnh địa phương trong các lĩnh vực thiết kế sáng tạo; nâng cao vị thế công nghiệp văn hóa Thủ đô và quận Hà Đông.

Tại sự kiện, quận Hà Đông đã long trọng tổ chức lễ đón Bằng ghi danh di sản văn hóa phi vật thể nghề dệt lụa Vạn Phúc.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hội chợ Làng nghề năm 2024 sẽ diễn ra vào đầu tháng 10 tới tại Hà Nội.

Nghề làm giấy sắc phong không chỉ là nghề truyền thống của dòng họ Lại ở phường Nghĩa Đô mà đã vượt ra khỏi khuôn khổ gia đình, dòng họ, trở thành nét văn hoá của dân tộc Việt Nam một thuở.

Gần 80 năm qua, người dân làng Từ Vân (xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, TP Hà Nội) vẫn lưu giữ nghề truyền thống may cờ Tổ quốc.

Trong hàng trăm nghề ở đất Thăng Long có 4 nghề tinh hoa nổi tiếng đã được khẳng định qua câu ca "Lĩnh hoa Yên Thái, đồ gốm Bát Tràng, thợ vàng Định Công, thợ đồng Ngũ Xã".

Thời điểm này, tại khu xóm đạo Phú Bình, nơi cung cấp lồng đèn Trung thu truyền thống lớn nhất TP.HCM, không khí đã tất bật, nhộn nhịp.

Trong nhiều năm qua, vòng tiện gỗ đã trở thành một trong những phụ kiện thời trang được ưa chuộng tại Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới. Để làm ra những chiếc vòng gỗ đeo tay, đeo cổ cần trải qua nhiều công đoạn. Cùng tìm hiểu các công đoạn này tại làng nghề tiện gỗ nổi tiếng Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội.