Khai mạc Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Sáng 7/10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 38 để rà soát, chuẩn bị các nội dung cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc vào ngày 21/10 sắp tới.

Dự phiên khai mạc có Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Lê Minh Trí; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long; đại diện lãnh đạo các Bộ Tài chính, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư; lãnh đạo các bộ, ngành có liên quan.

Theo dự kiến, Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra từ ngày 7 đến ngày 10/10/2024 và ngày 14/10/2024.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc phiên họp.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có ý nghĩa rất quan trọng để rà soát, chuẩn bị các nội dung cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc vào ngày 21/10 sắp tới. Trong 05 ngày dự kiến phiên họp diễn ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến và quyết định 21 nội dung:

Thứ nhất, công tác lập pháp tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm, với thời lượng lớn nhất tại phiên họp này. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến về 08 dự án luật, 02 dự thảo nghị quyết để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 bao gồm 05 dự án luật trình xin ý kiến là Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân; Luật Công nghiệp công nghệ số; Luật Đầu tư công (sửa đổi); Luật Dữ liệu; cho ý kiến lần thứ hai đối với dự án Luật Nhà giáo. Đối với dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), đến nay, các cơ quan chưa chuẩn bị kịp hồ sơ nên trước mắt chưa bố trí trong chương trình phiên họp này.

Chủ tịch Quốc hội cho biết có 02 dự án luật, 02 dự thảo nghị quyết trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua ngay tại kỳ họp này theo quy trình một kỳ họp: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia; Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự; Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng.

Thứ hai, xem xét, cho ý kiến đối với các báo cáo về kinh tế, xã hội, ngân sách Nhà nước, công tác dân nguyện trình Quốc hội. Nhấn mạnh, đây là các báo cáo quan trọng, trình bày trước Quốc hội trong phiên khai mạc và phát thanh, truyền hình trực tiếp, do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu, tham gia ý kiến kỹ lưỡng, cụ thể, làm cơ sở cho Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ban Dân nguyện nghiên cứu tiếp thu, hoàn thiện báo cáo để trình Quốc hội, bảo đảm ngắn gọn, thực chất, sát thực tiễn, đánh giá được tổng thể về tình hình kinh tế xã hội, tài chính ngân sách của đất nước trong một năm qua cũng như thể hiện một cách đầy đủ, trung thực, khách quan ý kiến, nguyện vọng của cử tri, nhân dân cả nước.

Thứ ba, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về 03 vấn đề quan trọng trình Quốc hội, gồm: chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035; chủ trương điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; công tác nhân sự.

Thứ tư, về một số công việc khác như: Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến lần cuối về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV; theo đó, sẽ rà soát lại lần cuối toàn bộ những vấn đề liên quan đến việc tổ chức kỳ họp, từ công tác chuẩn bị nội dung, chương trình kỳ họp đến cách thức tổ chức, công tác bảo đảm, an ninh.

Xem xét, quyết định theo thẩm quyền về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách trung ương năm 2024; việc bổ sung dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước năm 2024 của Văn phòng Trung ương Đảng; xem xét, phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xem xét báo cáo công tác dân nguyện tháng 9/2024 theo thông lệ.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ xem xét, cho ý kiến bằng văn bản đối với một số báo cáo để các cơ quan chỉnh lý hoàn thiện, sớm gửi tài liệu đến đại biểu Quốc hội.

Các đại biểu dự phiên họp.

Để phiên họp tiến hành hiệu quả, đạt yêu cầu đề ra, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tham dự phiên họp đầy đủ, phát huy trí tuệ tập thể, nghiên cứu kỹ tài liệu, tập trung xem xét, thảo luận, đóng góp ý kiến sâu sắc chất lượng đối với mỗi nội dung.

“Đây là giai đoạn “nước rút” để hoàn tất các nội dung chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, tôi đề nghị các cơ quan của Quốc hội phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trình, đặc biệt là Chính phủ, nỗ lực, đẩy nhanh hết tốc lực để hoàn chỉnh hồ sơ tài liệu, sớm gửi đến các đại biểu Quốc hội theo quy định, đảm bảo công tác chuẩn bị thật sự kỹ lưỡng, để kỳ họp diễn ra thành công tốt đẹp”, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày hội Thanh niên Quốc tế lần thứ III - năm 2024 vừa trang trọng diễn ra tại Đại học Hà Nội, hưởng ứng chuỗi kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, 25 năm ngày Hà Nội được vinh danh là “Thành phố vì hòa bình”; tăng cường giao lưu, quảng bá văn hóa, du lịch địa phương tới bạn bè quốc tế.

Thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong 12 giờ tới, bão số 7 di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 15 km/giờ.

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết ngày 10/11/2024 tại Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước. Chênh lệch nhiệt độ cao, với mức nhiệt thấp nhất khoảng 18 độ, cao nhất 31 độ.

Tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ đổi mới. Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, dự và chủ trì hội thảo.

Ngày 9/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về Luật Giáo dục, phát biểu tại tổ Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, luật ra đời nhận được sự chờ đón rất nhiều của các nhà giáo. Do đó, luật phải làm cho người thầy thực sự phấn khởi, thực sự được tôn vinh, được tạo điều kiện thuận lợi, chứ không để nhà giáo thấy khó khăn hơn khi có quy định mà không làm được.

Trong khi bão Yinxing đang ở Biển Đông, hai cơn bão mới là bão Toraji và bão Man-yi cùng xuất hiện ngay trong chiều 9/11.