Khai thác giá trị du lịch nhà cổ Đường Lâm

Làng cổ Đường Lâm - một ngôi làng đã xây dựng và phát huy giá trị văn hóa của làng mình theo một cách rất riêng, chuyển mình từ một làng quê thuần nông thành một điểm đến điển hình của du lịch Thủ đô. Và đó cũng là cách mà nơi đây gìn giữ và lan tỏa hiệu quả nhất nét đẹp văn hóa của làng.

Làng cổ Đường Lâm thuộc địa phận huyện Sơn Tây, Hà Nội, cách trung tâm thành phố chỉ khoảng 44km. Đường Lâm là quê hương của Ngô Quyền và Phùng Hưng nên được gọi là “đất hai vua.” Cho đến ngày nay, làng Đường Lâm vẫn lưu giữ được những nét đặc trưng cơ bản của một ngôi làng ở Bắc Bộ có cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình,… với gần 1.000 ngôi nhà cổ truyền thống.

Năm 2006, Đường Lâm trở thành làng cổ đầu tiên của cả nước được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.

Diện tích tuy không lớn nhưng Đường Lâm chứa đựng một quần thể di tích được xếp hạng như Đền Phùng Hưng, Lăng Ngô Quyền, nhà thờ thám hoa Giang Văn Minh, đình Mông Phụ, Chùa Mía. Dân làng Đường Lâm kể rằng, Chùa Mía là chính cung mà Chúa Trịnh đã xây dựng cho cung phi Ngô Thị Ngọc Diệu. 

Nhưng vượt lên trên tất cả, Đường Lâm còn lưu giữ hình ảnh của một ngôi làng cổ Việt Nam với cổng làng, cây đa, giếng nước, ao sen. Những ngõ xóm, đường làng, mái ngói, tường đá ong và cách bố cục các công trình kiến trúc trong một không gian sinh họat cộng đồng, mang đậm bản sắc của một làng thuần nông và dấu ấn của một nền văn minh lúa nước...

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng nay (9/5), Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, tổ chức phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Sáng 8/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội Đinh Tiến Dũng tiếp, làm việc với Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio, nhân dịp Đại sứ kết thúc nhiệm kỳ tại Việt Nam.

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa có báo cáo UBND thành phố việc triển khai lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi một số dự án giao thông, trong đó có Vành đai 2 đoạn Ngã Tư Sở - Cầu Giấy là trục đường Láng hiện nay.

Đêm qua (7/5), Ban duy tu các công trình hạ tầng giao thông Hà Nội đã phối hợp cùng đơn vị quản lý đường bộ, tiến hành sửa chữa các khe co giãn xuống cấp trên đường Vành đai 3 trên cao, đảm bảo an toàn cho các phương tiện đi lại.

Trong căn phòng nhỏ trên con phố Phan Bội Châu, Hà Nội, một người lính từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ sống và chơi đàn. Những ký ức về một thời chiến đấu kiên cường, gian khổ và tràn đầy tình đồng chí, đồng đội đó, vẫn luôn trong tâm trí ông và được ông thể hiện qua những giai điệu chiến thắng.

17 thiếu nhi xuất sắc đạt danh hiệu "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên" và 18 cán bộ Đội xuất sắc đạt giải thưởng 15/5, vừa được Quận Đoàn Tây Hồ khen thưởng nhân dịp kỉ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 83 năm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh.