Khai thác giá trị văn hoá tín ngưỡng Nam Bộ phát triển du lịch

Du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với rất nhiều loại hình du lịch, sản phẩm du lịch được phát triển, không chỉ góp phần thúc đẩy đời sống kinh tế, mà còn đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Đặc biệt là du lịch văn hóa, du lịch tâm linh.

Thời gian qua, nhiều địa phương khu vực Nam Bộ đã khai thác và phát huy những giá trị của tín ngưỡng, tôn giáo trong phát triển du lịch, thông qua các kiến trúc cảnh quan, lễ hội truyền thống.

Đình Nguyễn Trung Trực ở thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang là nơi được nhiều người dân, du khách đến chiêm bái, tham quan. Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực được người dân Đồng bằng sông Cửu Long xem như vị thần có công lớn với đất nước.

Ngư dân Kiên Giang tin thờ cụ Nguyễn là vị thần che chở, phù hộ cho nghề đi biển. Lễ giỗ Nguyễn Trung Trực hằng năm đã trở thành một lễ hội dân gian đặc sắc, thu hút hàng trăm ngàn người dân và du khách trong ngoài tỉnh tham dự.

Anh Đặng Trung Hưng, du khách Hải Phòng, cho biết: “Tại đây, Đền thờ của vị anh hùng Nguyễn Trung Trực là một câu chuyện truyền cảm hứng cho rất nhiều người. Mình nghĩ trong các tour nên đưa những nơi thờ của vị anh hùng Nguyễn Trung Trực vào để giới thiệu”.

Sự phong phú, đa dạng của các loại hình tín ngưỡng, lễ hội truyền thống tạo nên văn hóa tín ngưỡng và chứa đựng trong đó những nét văn hóa đặc sắc có sức hấp dẫn lớn đối với du khách trong nước và quốc tế.

Tại Nam Bộ, nhiều di tích tín ngưỡng và lễ hội đã trở thành điểm đến hàng đầu thu hút khách du lịch. Nổi bật nhất là Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam (Châu Đốc, An Giang), Lễ hội Núi Bà Đen (Tây Ninh), Lăng Ông Bà Chiểu (TP.HCM), Lễ hội Nghinh Ông (ở các địa phương có biển), Lễ hội Nguyên Tiêu của đồng bào Hoa…

Ông Trần Chí Minh, giảng viên Trường Đại học Văn Lang, TP.HCM, chia sẻ: “Tết Nguyên Tiêu là một lễ hội có từ rất lâu đời, là 1 trong 3 ngày Tết lớn nhất trong năm của đồng bào Hoa. Nó rất là náo nhiệt từ sáng đến đêm. Tất cả các hội quán, đền miếu, các đội lân sư rồng và người dân, du khách đều đổ về đây để biểu diễn, vui hội, tạo nên không khí cực kỳ náo nhiệt, sôi động".

Thời gian qua, ngành du lịch nhiều địa phương đã tập trung đầu tư, tạo ra những tour, tuyến du lịch tâm linh và đã đạt được nhiều kết quả khả quan, thu hút du khách, đang trở thành động lực thúc đẩy ngành kinh tế du lịch phát triển.

Dù vậy, việc khai thác giá trị văn hóa tín ngưỡng để phát triển du lịch vẫn còn nhiều hạn chế, nhiều nơi chưa nhận thức được giá trị tích cực của tín ngưỡng, tôn giáo và chưa thấy cần thiết phải khai thác; hạn chế về nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch tâm linh, du lịch tín ngưỡng.

TS. Phạm Ngọc Hường - Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, cho hay: “Nhiều địa phương đã khai thác các giá trị tích cực của di sản văn hóa lễ hội truyền thống để phát triển du lịch, phát triển kinh tế địa phương. Thông qua đó, có nguồn lực để đầu tư trở lại cho việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản lễ hội, giúp di sản lễ hội truyền thống tồn tại mãi mãi”.

Các di tích tín ngưỡng, tôn giáo và lễ hội truyền thống ở nước ta nói chung, Nam Bộ nói riêng là tài nguyên vô giá đối với sự phát triển của ngành du lịch. Do vậy, cần giải quyết tốt những hạn chế còn tồn tại, phát huy, kế thừa, chọn lọc những giá trị văn hóa của tín ngưỡng, lễ hội trong phát triển du lịch, góp phần thúc đẩy "ngành công nghiệp đẻ trứng vàng".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Vietnam Town - phố Việt Nam đầu tiên trên thế giới được xây dựng tại tỉnh Udon Thani, Thái Lan vào tháng 12 năm ngoái. Tròn một năm từ khi khai trương, phố Việt Nam đã trở thành một trong những địa điểm thu hút du khách Việt Nam và bạn bè quốc tế khi đến Thái Lan.

Tối ngày 11/12, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Lễ Khai mạc triển lãm và công bố giải thưởng Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2024".

Tròn 1 năm thành lập, CLB văn hóa áo dài Việt Nam đã tổ chức Lễ báo công dâng Bác tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. 38 nhà thiết kế áo dài từ mọi miền Tổ quốc đã dâng hương, tỏ lòng thành kính trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tối 11/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông long trọng tổ chức Lễ Khai mạc triển lãm và công bố giải thưởng cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2024".

Tại Hà Nội, Đại sứ Nhà nước Palestine tại Việt Nam, ông Saadi Salama, Trưởng Đoàn Ngoại giao tại Việt Nam, đã chủ trì tiệc chiêu đãi, giao lưu giữa Đại sứ các nước của đoàn ngoại giao. Tham dự sự kiện có hơn 50 Đại sứ và Trưởng các cơ quan ngoại giao tại Hà Nội.

Trình diễn thực cảnh tương tác - hình thức nghệ thuật sân khấu mới mẻ đang mang đến một cách tiếp cận độc đáo để khám phá lịch sử và văn hóa Thủ đô. Thay vì chỉ xem, khán giả được hòa mình vào câu chuyện, trực tiếp tham gia vào không gian và nhịp sống của quá khứ được tái hiện.