Khai thác, phát triển làng nghề của Hà Nội
Hà Nội hiện có 1.350 làng nghề, làng có nghề, trong đó có 327 làng nghề truyền thống chiếm khoảng 50% số lượng làng nghề truyền thống của cả nước.
Thời gian qua làng nghề có vai trò quan trọng đóng góp vào phát triển kinh tế chung của thành phố, tạo việc làm, sinh kế cho người dân, gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, thúc đẩy phát triển du lịch, quảng bá hình ảnh thủ đô ra thế giới.
Chiều 17/6, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã phố hợp với Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn tổ chức Hội thảo góp ý đề cương Đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2024-2030; tầm nhìn đến năm 2050.
Theo Đề án tổng thể phát triển làng nghề của Hà Nội từ nay đến 2030 nêu rõ thực trạng và giải pháp tổng thể để khai thác, phát triển làng nghề của Hà Nội; khôi phục, bảo tồn và phát triển các làng nghề đang bị mai một, tôn vinh nghệ nhân và đào tạo nghề cho người lao động làng nghề. Cùng với đó hoàn thiện đề án quy hoạch tổng thể các làng nghề trọng điểm theo hướng phát triển du lịch làng nghề.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội sẽ trình UBND thành phố Hà Nội thông qua Đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội và sẽ cụ thể, chi tiết từng phần của Dự án với sự phối hợp giữa các sở, ngành, quận, huyện và các Hiệp hội làng nghề của Hà Nội để triển khai Đề án.
Dù công việc khá vất vả, nhưng xưởng làm dao kéo của người thợ Hòe Thị (quận Nam Từ Liêm) vẫn luôn đỏ lửa lò mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu của người dân Hà Nội.
Qua khảo sát của đoàn Hội đồng Thủ công thế giới, làng lụa Vạn Phúc, một trong những làng nghề dệt lụa nổi tiếng bậc nhất Việt Nam với hơn 1000 năm tuổi, được đánh giá đủ yếu tố để tham gia mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu.
UBND thành phố Hà Nội vừa có quyết định công nhận điểm du lịch làng nghề cỏ tế mây tre đan xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên.
Hội đồng Giám khảo quốc tế Hội đồng Thủ công thế giới đã đến khảo sát, đánh giá để xem xét công nhận làng nghề Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu.
Hội Lương thực Thực phẩm TP HCM (FFA) phối hợp cùng Hiệp hội Nước mắm truyền thống Việt Nam đã tổ chức Lễ hội nước mắm TP HCM lần 1 năm 2024 tại phố đi bộ Nguyễn Huệ
Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 25km, xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội, là một trong số nhiều làng nghề chuyên sản xuất gỗ mỹ nghệ, với những người dân năng động trong phát triển kinh tế.
0