Khám phá không gian văn hoá Hà Nội giữa lòng TP.HCM

Tối qua, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, Hà Nội đã phối hợp với Thành phố Hồ Chí Minh trọng thể khai mạc “Những ngày Hà Nội tại thành phố Hồ Chí Minh” - một hoạt động quan trọng trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Ấn tượng đêm Khai mạc “Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh

Phát biểu khai mạc buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà nhấn mạnh:  Chương trình “Những Ngày Hà Nội tại thành phố Hồ Chí Minh” là dịp để hai thành phôn lại lịch sử hào hùng của dân tộc; gặp gỡ, chia sẻ, đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá, giới thiệu những nét văn hoá đặc sắc, tiềm năng và con người của mỗi địa phương đến với công chúng và du khách; làm sâu đậm thêm tình cảm gắn bó, bền chặt giữa 2 địa phương, thắt chặt mối quan hệ hợp tác toàn diện trên mọi lĩnh vực, góp phần phát huy tối đa hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của hai thành phố khẳng định vai trò vững chắc của 2 đầu tàu kinh tế, gắn kết tạo thành sức mạnh tổng hợp để cùng phát triển, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước.

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà khẳng định: Chương trình “Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh” là một hoạt động có ý nghĩa mở đầu chuỗi hoạt động cao điểm kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), đồng thời là hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, hoàn toàn thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). 

Chương trình nghệ thuật đặc biệt trong đêm khai mạc.

Lễ khai mạc mang đến Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Dấu son Hà Nội” gồm 3 phần: Khúc khải hoàn ca, Hương sắc Hà thành và Dòng chảy thời đại.

Các màn trình diễn ca múa đặc sắc lấy ý tưởng từ Cột cờ Hà Nội - di tích lịch sử đặc biệt, một trong những biểu tượng của Thủ đô. Biểu tượng này được xem như chứng tích lịch sử cho sự kiên cường, bất khuất của người dân Thủ đô trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp oanh liệt. Vẻ đẹp của đất và người Hà Nội cũng được thể hiện qua sân khấu, tái hiện bằng những khung tranh “Phố Phái” đầy cảm xúc.

Chương trình là sự kết hợp giữa các phần trình diễn dàn nhạc – hợp xướng – ca, múa, hoạt cảnh gợi mở dưới góc độ nghệ thuật những giá trị lịch sử, văn hoá và giới thiệu khái quát về một Thủ đô Hà Nội ngàn năm Văn hiến, Thành phố Anh hùng, Thành phố Vì Hòa bình, Thành phố Sáng tạo.

Chương trình, với sự tham gia của các nghệ sĩ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, mang đến sự kết hợp nhiều màu sắc giữa các thế hệ nghệ sĩ hai miền: Hồng Nhung, Tùng Dương, Nhóm MTV, Đào Mác, Nguyễn Ngọc Anh, Vũ Thắng Lợi, Hồ Trung Dũng, Đào Tố Loan, Đông Hùng, Quách Mai Thy, nhóm người mẫu Xuân Lan, nhà thiết kế Đức Hùng; Band nhạc Hồng Kiên - Dàn nhạc giao hưởng; Vũ đoàn Mai Trắng, Câu lạc bộ thiếu nhi.

Khám phá không gian văn hoá Hà Nội giữa lòng TP.HCM

Nhiều không gian mang dấu ấn Hà Nội được tái hiện

Trên đường Nguyễn Huệ, Quận 1, trung tâm thành phố hoa lệ,  các biểu trưng của Hà Nội như Khuê Văn Các, cầu Thê Húc, Tháp Bút, cổng làng cổ Đường Lâm và cả cây cầu Long Biên được tái hiện đẹp đẽ, kiêu hãnh và đầy tự hào. Đó là hình ảnh Thủ đô Hà Nội kết nối những mạch nguồn lịch sử và tinh hoa của dân tộc; nơi hội tụ, kết tinh và tỏa sáng tinh thần yêu nước, yêu hòa bình, tinh thần đoàn kết và khát vọng vươn lên của cả dân tộc.

Không gian quảng bá điểm đến du lịch Hà Nội với thông điệp: “Hà Nội đến để yêu”, khu vực cổng chào được thiết kế theo biểu tượng của TP Hà Nội, hai bên là tên của 2 thành phố thể hiện tinh thần đoàn kết và sự kết nối 2 miền Bắc – Nam. Bước qua cổng chào chính là logo Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô với màu đỏ nổi bật, được thiết kế cách điệu với biểu tượng ngôi sao 5 cánh, cột cờ Hà Nội và những thông tin mang đậm dấu ấn tự hào dân tộc. Tượng đài "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh" - biểu tượng tôn vinh lòng kiên cường, anh dũng hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Không gian văn hóa Hà Nội mang đậm dấu ấn lịch sử, truyền thống và sự giao thoa của các yếu tố văn hóa từ nhiều thế kỷ. Hà Nội có nhiều di tích lịch sử và văn hóa như Văn Miếu - Quốc Tử Giám, đền Ngọc Sơn, cầu Long Biên, chùa Một Cột… lưu giữ các giá trị lịch sử và văn hóa lâu đời. Nhiều du khách chưa từng đặt chân tới Hà Nội có thể hình dung được những nét đẹp của thủ đô ngàn năm văn hiến.

Hấp dẫn với không gian "Hà Nội Phố" giữa Thành phố Hồ Chí Minh

Các không gian mang lại một Hà Nội ngay tại thành phố mang tên Bác

Nhiều phong vị đậm chất Hà Nội, thể hiện nét tinh hoa ẩm thực của người Hà thành như bánh cốm Bảo Minh, trà sen Tây Hồ, cùng nhiều thực phẩm được đông đảo thực khách của thành phố Hồ Chí Minh chào đón.

Thủ đô Hà Nội có hơn 1.300 làng nghề, trong đó có hơn 300 làng nghề truyền thống. Phó Chủ tịch UBND Thành phố hoan nghênh các nghệ nhân, thợ giỏi đã tham gia “Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh” với nhiều tâm huyết trình diễn nghề, kể câu chuyện sản phẩm, góp phần kết nối sản phẩm làng nghề, phố nghề của Thủ đô vươn xa.

Không gian  “Phố nghề, làng nghề Hà Nội Xưa và Nay” trên đường Nguyễn Huệ có 28 gian hàng mang hình ảnh phố cổ Hà Nội, thể hiện đặc trưng của các làng nghề, phố nghề, trưng bày, giới thiệu các sản phẩm đặc sắc, gồm sản phẩm “xưa” thể hiện cho giá trị lịch sử, văn hóa, truyền thống và sản phẩm “nay” thể hiện sự hội nhập, phát triển như: Gốm sứ Bát Tràng; Gỗ và Sơn son thếp vàng Sơn Đồng, Đúc đồng Ngũ Xã, Lụa Vạn Phúc, Sơn mài Hạ Thái, Mây tre đan Phú Vinh, Tơ tằm Phùng Xá, Kim hoàn Hàng Bạc; trình diễn chuồn chuồn tre Trạch Xá, nón làng Chuông, tò he Phượng Dực.

Thưởng thức món ăn tại không gian ẩm thực Hà Nội

Tại chương trình "Những ngày Hà Nội tại TP.HCM", những món ăn Bắc Bộ đã để lại ấn tượng cho du khách trong nước và quốc tế.

Điều thích thú khi chờ đợi của thực khách là được chứng kiến sự tận tâm, tỉ mỉ của những nghệ nhân làng nghề, người đầu bếp dành cho từng món ăn. Không chỉ những người dân gốc Bắc muốn tìm lại hương vị thanh tao quen thuộc mà nhiều thực khách miền Nam xếp thành hàng dài để được trải nghiệm hương vị xứ xa.

Các món đặc sản được giới thiệu tại sự kiện.

Có hơn 30 quầy thức ăn phục vụ các món truyền thống, gắn liền với nếp sống dân dã của người dân Hà Nội, từ các món ngọt như bánh cốm, chè khúc bạch, ô mai cho đến các món mặn bánh cuốn, bánh dày, nem rán…

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cục Cảnh sát giao thông đang tham mưu xây dựng dự thảo nghị định xử phạt hành chính, dự kiến điều chỉnh tăng mức phạt với một số nhóm hành vi vi phạm luật giao thông.

Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 11 bị can trong vụ án Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ án sai phạm tại dự án Đại Ninh. Cơ quan Cảnh sát điều tra đề nghị truy tố ông Nguyễn Cao Trí, Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh về tội "Đưa hối lộ".

Chiều 3/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến (lần 2) về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).

Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam đề xuất xây dựng thêm đường cất hạ cánh thứ hai tại sân bay Long Thành với kinh phí khoảng 3.400 tỷ đồng.

Nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng liên quan đến việc học sinh sử dụng xe đạp điện, xe máy điện xảy ra trong thời gian qua không chỉ đến từ các em khi vi phạm các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông mà còn do sự thiếu trách nhiệm của gia đình trong quản lý con em khi đi học, giao xe cho con khi chưa đủ điều kiện điều khiển.