Khám phá Tây Ninh thu nhỏ giữa lòng Thủ đô
Vẻ đẹp con người, mảnh đất Tây Ninh cùng Hà Nội xưa và nay hiện lên đầy sống động qua triển lãm ảnh và tranh vẽ tại vườn hoa tượng đài vua Lý Thái Tổ.
Khu vực biểu diễn đờn ca tài tử và múa trống Chhay - dăm cũng thu hút đông đảo du khách. Với nhiều người dân Thủ đô, đây là lần đầu tiên họ được thưởng thức trực tiếp 2 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Một Tây Ninh thu nhỏ hiện lên sống động ngay giữa lòng Thủ đô.
Bên cạnh đó, muối tôm, bánh tráng, mãng cầu... những sản phẩm đặc trưng làm nên thương hiệu của mảnh đất Tây Ninh cũng được giới thiệu qua hơn 30 gian hàng Ocop.
Trước đó, một chương trình nghệ thuật đặc sắc mang tên "Hương sắc Tây Ninh" đã được tổ chức vào tối 07/10, đã mang lại ấn tượng cho người dân Thủ đô và du khách. Sau tiếng trống khai mạc sự kiện, đêm nghệ thuật mở ra một không gian âm nhạc độc đáo với ba chương: "Tự hào Việt Nam tôi", "Tây Ninh miền đất yêu thương" và "Tây Ninh thênh thang đường mới". Ở mỗi chương, người dân thủ đô và du khách lại được trải qua những cung bậc cảm xúc khác nhau.
Mở đầu chương trình, khán giả được sống lại cảm xúc hào hùng trong thời khắc lịch sử của những ngày tháng 10 lịch sử năm 1954, khi những đoàn quân từ chiến khu Việt Bắc về tiếp quản trong rừng cờ hoa chào đón của người dân Thủ đô.
Có lúc cảm xúc lại được du ngoạn về phía đất trời phương nam, đến thăm vùng đất Tây Ninh – một miền quê luôn đong đầy yêu thương, thấm đậm nghĩa tình. Quê hương Tây Ninh trong giai đoạn mới, không chỉ có ruộng vườn tốt tươi, mà còn có những con đường mới, phố xá thênh thang.
Bà Nguyễn Thị Chiến đến từ huyện Thanh Trì không giấu nổi cảm xúc khi xem chương trình nghệ thuật. Theo bà Chiến, nếu có điều kiện, cả gia đình sẽ du lịch núi Bà Đen.
Còn chị Nguyễn Bích Nga - quận Hà Đông thì mong sẽ sớm có một lần đến với Tây Ninh để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của mảnh đất này.
Giữa trời thu Hà Nội, khán giả thủ đô như đang được đến thăm núi Bà Đen, xuôi con nước xuống Bến Cầu, qua Gò Dầu đến Vàm Trảm … Tây Ninh miền đất nổi tiếng với những phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, những danh lam thắng cảnh nổi bật và những công trình ấn tượng hiện lên qua từng lời ca, tiếng hát và cả những câu ca vọng cổ đậm đà bản sắc của vùng đất Nam Bộ.
Đúng với chủ đề "Hương sắc Tây Ninh", đêm nhạc không chỉ là không gian văn hóa để quê hương và con người Tây Ninh thân thiện, nghĩa tình đến gần hơn với đồng bào thủ đô và cả nước, mà còn là tình cảm, tấm lòng của quê hương và con người Tây Ninh hướng về Hà Nội nhân kỷ niệm 69 năm giải phóng thủ đô
Trong những ngày tháng 10 lịch sử, "Hương sắc Tây Ninh" như một món quà tinh thần ý nghĩa, thể hiện nghĩa tình sâu nặng, tấm lòng trân quý sự hỗ trợ của Thủ đô Hà Nội đối với Tây Ninh trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Sự kiện cũng góp phần làm phong phú thêm các hoạt động sinh hoạt văn hóa tại phố đi bộ Hồ Gươm, một thương hiệu đặc trưng, độc đáo đầy tính nhân văn của thủ đô, của người Hà Nội trong những ngày này.
Ngày Tây Ninh tại Hà Nội sẽ diễn ra đến hết 22h tối nay 08/10 tại phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm.
Công ty Cổ phần Sách Omega Việt Nam cùng Phạm Lê Collection, gia đình cố họa sĩ Trần Phúc Duyên và Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam tổ chức tọa đàm và ra mắt sách “DUYÊN: Hiện thực, Trừu tượng, Thiền họa - Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của họa sĩ Trần Phúc Duyên".
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có công văn về việc tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025.
Trong những năm gần đây, du lịch văn hóa đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng giúp phát triển nền kinh tế và bảo tồn các giá trị di sản văn hóa.
Chương trình biểu diễn nghệ thuật “Quà tặng của nhân gian” - sự kiện văn hoá của Hà Nội để đón chào năm mới 2025 đã được tổ chức tại không gian Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Đón xuân mới 2025, nhóm hoạ sỹ G39 đã giới thiệu tới công chúng triển lãm với chủ đề “Tết Tỵ”.
Sáng nay, 5/1, Hiệp hội UNESCO Thành phố Hà Nội đã ra mắt thêm một thành viên mới là Câu lạc bộ UNESCO Di sản văn hoá và áo dài lụa Việt.
0