Khám phá Trung tâm văn hóa nghệ thuật 22 Hàng Buồm

Hà Nội vốn hấp dẫn bởi sự cổ kính, trầm mặc… với nhiều công trình kiến trúc cổ điển của châu Âu, châu Á và nét đặc trưng của Việt Nam rất rõ nét. Một địa điểm có được sự giao thoa của cả ba trường phái kiến trúc rất đặc biệt, được du khách luôn tìm đến, đó là Trung tâm văn hóa nghệ thuật số 22 phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm.

Giữa con phố luôn đông đúc và nhộn nhịp vào loại bậc nhất Thủ đô, có một ngôi nhà có kiến trúc rất đặc biệt mà ở đó có hình ảnh mưa Âu, gió Á, của dân Kẻ Chợ, của những Hoa kiều và của người Hà Nội.

Giờ đây, ngôi nhà có nhiều màu sắc kiến trúc này trở thành “Trung tâm văn hóa Nghệ thuật”. Cho dù rất đông du khách đến đây thăm quan, tìm hiểu về vẻ đẹp khác lạ của kiến trúc của ngôi nhà, thì không gian của trung tâm nghệ thuật vẫn rất bình lặng.

Khám phá Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật 22 Hàng Buồm.mp4

Nhưng có lẽ chính cái vẻ ngoài khác thường ấy lại hấp dẫn du khách bằng kiến trúc, bằng lối bố cục, sắp đặt… vừa mang nét cổ điển vừa phảng phất hơi thở hiện đại.

Ngôi nhà 400 năm tuổi được xây dựng với những nét kiến trúc độc đáo, giao thoa giữa 3 nền văn hóa và kiến trúc Phương Tây- Việt- Hoa.

Vợ chồng bà Lavinia Brooks (Scotland) lần đầu tiên đến Hà Nội và đây cũng là điểm đầu tiên được ông bà chọn lựa khi thăm quan Phố cổ. Bà Lavinia Brooks cho biết: "Tôi đã đến Hội An, TP. Hồ Chí Minh và hôm nay đến Hà Nội. Đây là điểm tham quan đầu tiên của tôi. Thực sự ấn tượng với lối kiến trúc ở đây, có thể thấy sự giao thoa văn hóa Đông Tây nhuốm màu thời gian".

Ngôi nhà 400 năm tuổi vốn là một hội quán của cộng đồng người gốc Hoa đến làm ăn và sinh sống tại Hà Nội, được xây dựng với những nét kiến trúc độc đáo, giao thoa giữa ba nền văn hóa và kiến trúc Phương Tây- Việt- Hoa.

Sự cổ kính về kiến trúc, nhất là từ những vật liệu xây dựng đơn giản của ngôi nhà, cũng đã níu chân và hấp dẫn du khách

Về tổng thể, bốn dãy nhà có kết cấu hợp thành chữ “Khẩu”, kết hợp với giếng trời ở sân giữa, các khoảng không gian để lưu thông không khí và ánh sáng, bố trí thành nhiều tầng, lớp với các gian khác nhau.

Các bạn trẻ khi tới đây, có thể chưa hiểu hết về sự đặc sắc của ngôi nhà, nhưng sự cổ kính về kiến trúc, nhất là từ những vật liệu xây dựng đơn giản của ngôi nhà cũng đã níu chân và hấp dẫn họ.

Những công trình có kiến trúc cổ kính là hồn cốt, luôn có sức hút rất mạnh với du khách khi đến với Hà Nội.

Hà Nội luôn hấp dẫn bởi sự cổ kính, trầm mặc, thâm nghiêm. Những công trình có kiến trúc cổ kính là hồn cốt, luôn có sức hút rất mạnh với du khách khi đến với Hà Nội.

Ngay cả với các bạn trẻ cũng bị cuốn hút bởi công trình đẹp, kiến trúc đặc trưng, thì tin rằng lớp lớp thế hệ sẽ luôn biết giữ gìn, trân trọng để bảo tồn các công trình kiến trúc cổ kính, giá trị văn hóa. Đây còn là niềm tự hào của bất cứ ai đang sống và làm việc tại Thủ đô.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ 11 năm 2024 vào ngày 2/11.

Tại Triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức, 200 tác phẩm của 87 tác giả đã được giới thiệu tới công chúng.

Trong tháng 11/2024, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động đặc sắc với chủ đề “Về miền di sản tinh hoa và bản sắc”.

Ban nhạc Ngũ Cung được coi là nhóm nhạc tiên phong trong việc gìn giữ di sản bằng nghệ thuật âm nhạc khi chính thức ra mắt album mang tên "Di sản" vào hôm 1/11.

UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 30 năm Ngày du lịch Bình Thuận (24/10/1995 - 24/10/2025), trong đó điểm nhấn đáng chú ý là lần đầu tiên lễ hội thanh long sẽ được tổ chức tại địa phương.

Tiếp nối thành công của lễ hội năm 2023, Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 29/11 - 1/12 tại Hà Nội.