Khám xét văn phòng Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol

Sáng 11/12, cảnh sát Hàn Quốc bất ngờ khám xét văn phòng Tổng thống Yoon Suk Yeol, văn phòng Cảnh sát thủ đô Seoul và văn phòng của lực lượng Cảnh sát Quốc hội, liên quan đến lệnh thiết quân luật ngày 3/12.

Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc cho biết cuộc khám xét là một phần trong nỗ lực của các cơ quan thực thi pháp luật nhằm xác định liệu hành động của Tổng thống Yoon, được các nhân vật cấp cao khác trong chính quyền của ông ủng hộ, có phải là hành vi nổi loạn hay không - một tội không được miễn trừ của Tổng thống và có thể bị tử hình.

Lực lượng chức năng tiến hành khám xét văn phòng Tổng thống Yoon Suk Yeol

Một đơn vị điều tra đặc biệt xác nhận họ đã đột kích vào văn phòng Tổng thống và các cơ quan khác. "Đội điều tra đặc biệt đã tiến hành đột kích vào văn phòng Tổng thống, Cơ quan Cảnh sát Quốc gia, Cơ quan Cảnh sát thủ đô Seoul và Cơ quan An ninh Quốc hội", đơn vị này cho biết trong một thông điệp gửi tới hãng tin AFP.

Sáng 11/12, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Yong-hyun, người bị tạm giữ từ ngày 8/12, đã chính thức bị bắt giữ với cáo buộc nổi loạn liên quan việc Tổng thống Yoon Suk Yeol ban bố thiết quân luật. Việc bắt giữ được tiến hành do lo ngại rằng các bằng chứng có thể bị tiêu hủy.

Hai quan chức cảnh sát cấp cao cũng bị bắt giữ vào rạng sáng 11/12, khi cuộc điều tra về tình trạng hỗn loạn chính trị do tuyên bố thiết quân luật gây ra đang được đẩy mạnh.

Trước đó, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Chiến tranh Đặc biệt Lục quân Kwak Jong-geun đã tiết lộ với các nhà lập pháp rằng Tổng thống Yoon đã trực tiếp ra lệnh ngăn cản đủ số nghị sỹ tập hợp tại quốc hội để bỏ phiếu bác bỏ sắc lệnh thiết quân luật.

Đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền cho biết đang xây dựng "lộ trình từ chức" có thể dẫn đến việc Tổng thống Yoon từ chức vào tháng Hai hoặc tháng Ba trước khi diễn ra cuộc bầu cử mới.

Trong khi đó, phe đối lập lên kế hoạch tổ chức bỏ phiếu luận tội vào mỗi thứ Bảy hàng tuần.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Các đơn vị thuộc Nhóm tác chiến phía Bắc của Nga tiếp tục cuộc tấn công, kiểm soát các khu định cư Daryino và Plyokhovo ở Khu vực Kursk, Bộ Quốc phòng Nga đưa tin. Lực lượng vũ trang Ukraine đã mất hơn 200 quân ở khu vực Kursk trong ngày qua.

Giới chức Sudan cho biết đã có ít nhất 176 người thiệt mạng trong 2 ngày giao tranh giữa quân đội Sudan và Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự trên khắp lãnh thổ nước này.

Các quan chức cấp cao của Mỹ tiết lộ với NBC News rằng chính quyền của Tổng thống Joe Biden đang cân nhắc xóa tên tổ chức Hayat Tahrir al-Sham (HTS) khỏi danh sách các tổ chức khủng bố.

Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk vừa nêu nhận định về thời điểm các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine có thể diễn ra, khi Warsaw chuẩn bị đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên EU vào tháng 1/2025.

Bất ổn chính trị ở Hàn Quốc ngày càng sâu sắc. Người dân Hàn Quốc tự hỏi ai sẽ là người điều hành chính phủ và cả quân đội vào thời điểm Hàn Quốc phải đối mặt với nhiều thách thức về chính sách đối ngoại. Những thách thức đó bao gồm căng thẳng ngày càng tăng với Triều Tiên và hoạt động ngoại giao tế nhị cần thiết với đồng minh Mỹ khi lễ nhậm chức của ông Donald Trump đang đến gần.

Cơ quan quản lý cải tạo Hàn Quốc cho biết cựu Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong Hyun đã cố gắng tự tử tại cơ sở giam giữ ở phía đông Seoul nhưng bất thành.