Khán giả ngỡ ngàng vì Anh Hùng Bàn Phím quá 'thật'

Phim điện ảnh 'Anh Hùng Bàn Phím' đã chính thức khởi chiếu tại các cụm rạp trên toàn quốc và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khán giả Việt. Lấy cảm hứng từ vụ khủng hoảng truyền thông có thật Hàn Quốc, bộ phim khiến người xem 'ngỡ ngàng' vì quá thực tế, nhiều khán giả thậm chí còn 'giật mình' vì nhận ra mình cũng từng là 'nạn nhân' của tin giả.

Xoay quanh chủ đề rất gần gũi và thực tế trong đời sống hiện đại - vấn nạn thao túng thông tin, Anh Hùng Bàn Phím đưa người xem bước vào hành trình điều tra một nhóm người chuyên làm giả tin tức với những chiêu thức tinh vi, lợi dụng tâm lý đám đông để trục lợi. Diễn xuất của tài tử Son Sukku cùng ba diễn viên trẻ tài năng: Kim Sung-Cheol, Kim Dong-Hwi, Hong Kyung đã tạo nên cuộc truy lùng “tội phạm mạng xã hội” gay cấn nhất rạp Việt tháng 4 này.

Diễn xuất của tài tử Son Sukku cùng ba diễn viên trẻ tài năng Kim Sung-Cheol, Kim Dong-Hwi và Hong Kyung được khán giả vô cùng khen ngợi

Sau khi ra rạp, bộ phim nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khán giả. Đa phần các ý kiến đều cho rằng phim có tình tiết khó đoán, câu chuyện giữa thật và giả đan xen khiến người xem đi hết từ bất ngờ ngày đến bất ngờ khác. Bên cạnh đó, từng sự kiện xảy ra trong bộ phim đều sát với thực tế cuộc sống. Những “tít báo” lấp lửng, gây tò mò, hàng loạt bình luận có nội dung tương đồng nhau ngập tràn trong một chủ đề “nóng” nào đó trên mạng xã hội, các hình ảnh nhìn “vô tình” nhưng lại đầy ẩn ý khiến cho người xem bất ngờ vì bắt gặp bản thân mình trong câu chuyện đó.

Từng sự kiện xảy ra trong bộ phim đều sát với thực tế cuộc sống khiến nhiều khán giả "ngã ngửa"

Về việc gửi gắm thông điệp thông qua bộ phim, đạo diễn Ahn Guk Jin cho biết: “Anh Hùng Bàn Phím không đơn thuần là một câu chuyện chỉ xảy ra trên các nền tảng trực tuyến mà thông qua đó, tôi muốn phản ánh về chính môi trường xã hội mà chúng ta đang sống, nơi ai cũng có thể trở thành nạn nhân của những kẻ thao túng tin tức”.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa, Liên hoan phim Venice lần thứ 81 sẽ được diễn ra. Mọi thông tin về Giải thưởng điện ảnh lâu đời nhất thế giới luôn thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả và giới chuyên môn bởi quy mô, sự góp mặt của các nhà làm phim lớn và những tác phẩm điện ảnh chất lượng cao.

Liên hoan phim Venice lần thứ 81, một trong những sự kiện điện ảnh danh giá nhất thế giới, sẽ chào đón một đại diện đến từ Việt Nam - "Don't Cry Butterfly" (Mưa trên cánh bướm) của nữ đạo diễn Dương Diệu Linh. Đây là dự án độc đáo hứa hẹn mang đến cho khán giả quốc tế những góc nhìn mới mẻ về điện ảnh Việt Nam.

Lịch sử luôn là chủ đề được nhiều nhà làm phim hoạt hình quan tâm, nhưng chưa được khai phá xứng đáng với tiềm năng của phim hoạt hình Việt Nam.

Sau những công bố về hai bộ phim truyền hình là “Hà Nội trong mắt em” và “Mật lệnh hoa sữa”, dự án phim “Vì tình yêu Hà Nội” cho thấy sự chất lượng, đầu tư chỉn chu của Đài Hà Nội. Mỗi bộ phim lại nói về những khía cạnh khác nhau trong đời sống tại Thủ đô, cũng như tâm tư tình cảm của những con người đang sinh sống tại nơi đây theo những cách gần gũi, chân thực nhưng không kém phần hấp dẫn.

Chỉ với những thông tin ban đầu được tiết lộ, “Mật lệnh hoa sữa” đã thu hút khán giả bởi thông điệp của kịch bản và sự đặc sắc của các tuyến nhân vật. Bên cạnh đó, ê-kíp sản xuất “Mật lệnh hoa sữa” cũng “bảo chứng” cho chất lượng của bộ phim.

Với mong muốn đưa dòng phim hình sự trở lại với khán giả, Đài Hà Nội công bố dự án phim truyền hình mang tên “Mật Lệnh Hoa Sữa”, hứa hẹn mang tới hình ảnh chân thực về chiến sĩ Công an Thủ đô, đồng thời tái hiện những kỳ án từng được phá qua cách kể hứa hẹn hấp dẫn.