Khẩn trương điều tiết cấp nước cho khu đô thị Thanh Hà

Thực hiện chỉ đạo của Bí thư Thành ủy và UBND Thành phố, Sở Xây dựng Hà Nội đã kiểm tra, tổ chức chỉ đạo các đơn vị điều phối cấp nước ngay cho khu đô thị Thanh Hà. Đến nay, Sở Xây dựng đã chủ trì tổ chức 4 cuộc họp, ban hành 6 văn bản chỉ đạo đôn đốc các đơn vị phối hợp thực hiện các giải pháp cấp nước cho Khu đô thị Thanh Hà.

Thời gian vừa qua, trên địa bàn Thành phố Hà Nội xảy ra việc thiếu nước cục bộ ở một số khu vực thuộc Trung Văn (Khu vực trường Đại học Hà Nội) nằm giữa hai quận Nam Từ Liêm, Thanh Xuân do nằm cuối nguồn của hệ thống cấp nước thuộc Công ty Viwaco quản lý. Nguyên nhân là do lượng nước cấp cho địa bàn của Công ty Viwaco từ nguồn sông Đà và nguồn sông Đuống thiếu hụt so với nhu cầu (tổng hai nguồn cấp cho Viwaco đạt khoảng 238.000m3/ngày đêm (ngđ) trên nhu cầu khoảng 240.000-250.000m3/ngđ). Tuy nhiên việc thiếu hụt này đã được Công ty Viwaco giải quyết bằng các giải pháp theo kế hoạch đã đặt ra như: Vận hành hệ thống bơm để đảm bảo cấp cho khu vực xa nguồn; điều tiết luân phiên; cải tạo mạng lưới giảm thất thoát; vận động nhân dân sử dụng nước hiệu quả tiết kiệm.... Đến nay các địa điểm trên đã được giải quyết cấp nước ổn định.

Cư dân KĐT Thanh Hà thiếu nước sinh hoạt

Giữa tháng 10/2023, tại khu đô thị Thanh Hà chất lượng nước không đảm bảo, dẫn đến việc dừng hoạt động trạm cấp nước cục bộ. Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Sở Xây dựng triển khai các giải pháp, yêu cầu các đơn vị cấp nước điều tiết cấp nước bổ sung cho khu đô thị Thanh Hà. 

Ngày 18/10/2023, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã có chỉ đạo yêu cầu các đơn vị bằng mọi biện pháp nhanh nhất cấp nước sạch sinh hoạt trở lại và có giải pháp bảo đảm ổn định lâu dài cho người dân khu đô thị Thanh Hà (huyện Thanh Oai). UBND Thành phố đã có chỉ đạo giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát, có phương án cấp nước sạch đảm bảo ổn định, an toàn cho nhân dân tại văn bản số 12191/VP-ĐT ngày 19/10/2023.

Thực hiện chỉ đạo của Bí thư Thành ủy và UBND Thành phố, Sở Xây dựng Hà Nội đã kiểm tra, tổ chức chỉ đạo các đơn vị điều phối cấp nước ngay cho khu đô thị Thanh Hà. Đến nay, Sở Xây dựng đã chủ trì tổ chức 4 cuộc họp, ban hành 6 văn bản chỉ đạo đôn đốc các đơn vị phối hợp thực hiện các giải pháp cấp nước cho khu đô thị Thanh Hà.

Kết quả điều tiết nguồn cấp về bổ sung cho khu đô thị Thanh Hà

Công ty Cổ phần nước mặt sông Đuống đã phối hợp với Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội, Công ty Cổ phần Viwaco điều tiết nguồn cho Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông để cấp nguồn cho khu đô thị Thanh Hà.  Hồi 17h00 ngày 18/10 là khoảng 120 m3/giờ (tương đương 2.880 m3/ngày đêm); từ 6h00 ngày 19/10 đến 6h00 ngày 20/20 là 3,143 m3/ngày đêm, tổng nhu cầu khoảng 3,200 - 3,500 m3/ngày đêm.

Khu đô thị Thanh Hà nằm cuối nguồn của hệ thống nước mặt sông Đuống, với đường ống truyền tải từ nhà máy về khu đô thị Thanh Hà là hơn 40km. Về lâu dài, khu đô thị Thanh Hà với nhu cầu sử dụng nước khoảng 27,500 m3/ngày đêm sẽ được cấp nước từ nhà máy nước mặt sông Đà giai đoạn II với công suất lên tới 600,000 m3/ngày đêm và nhà máy nước mặt Xuân Mai có công suất 300,000 m3/ngày đêm.

Trong giai đoạn trước mắt, các nguồn bổ sung như trên chưa đảm bảo đáp ứng nhu cầu, Thành phố Hà Nội tiếp tục chỉ đạo:

Công ty Cổ phần Nước mặt sông Đuống tiếp tục phối hợp với Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội, Công ty Cổ phần Viwaco điều tiết nguồn cho Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông để điều tiết tối đa nguồn cấp cho khu đô thị Thanh Hà. Hồi 17h00 ngày 18/10 là khoảng 120 m3/giờ (tương đương 2.880 m3/ngày đêm); từ 6h00 ngày 19/10 đến 6h00 ngày 20/20 là 3,143 m3/ngày đêm, tổng nhu cầu khoảng 3,200 - 3,500 m3/ngày đêm.

Khu đô thị Thanh Hà nằm ở cuối nguồn của hệ thống nước mặt sông Đuống, với đường ống truyền tải từ nhà máy về KĐT Thanh Hà khoảng 40 km. Về lâu dài, khu đô thị Thanh Hà với nhu cầu sử dụng nước khoảng 27,500 m3/ngày đêm sẽ được cấp nước từ nhà máy nước mặt sông Đà giai đoạn II với công suất lên tới 600,000 m3/ngày đêm và nhà máy nước mặt Xuân Mai có công suất 300,000 m3/ngày đêm.

Thành phố Hà Nội đã cho phép Công ty Cổ phần Nước mặt sông Đuống bổ sung đoạn tuyến D700 trên địa bàn quận Hoàng Mai để bổ sung khối lượng và tăng áp lực cho khu vực cuối nguồn (các huyện phía Nam thành phố).

Công ty Nước sạch Hà Nội: tăng nguồn nước ngầm để điều tiết nguồn sông Đuống cho khu đô thị Thanh Hà.

Công ty Cổ phần Đầu tư Nước sạch sông Đà tăng tối đa công suất cấp nước đảm bảo cấp nguồn cho thành phố Hà Nội.

Công ty Cổ phần nước sạch Thanh Hà: xây dựng giải pháp khắc phục đảm bảo cấp nước ổn định cho người dân, trong đó xác định rõ tổng nhu cầu sử dụng nước, sản lượng tự khai thác từ Trạm cấp nước ngầm, sản lượng cần bổ sung từ hệ thống cấp nước tập trung; thời gian cần hỗ trợ; điều tiết nguồn cấp trong khu vực dự án; khẩn trương cải tạo Trạm cấp nước cục bộ trong khu đô thị Thanh Hà đảm bảo công suất đã được chấp thuận với chất lượng nước theo tiêu chuẩn QCVN 01-1:2018/BYT của Bộ Y tế (thay thế QCVN 01:2009/BYT) theo quy định về đầu tư, xây dựng.

UBND huyện Thanh Oai, UBND quận Hà Đông: tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch tại khu đô thị Thanh Hà; tuyên truyền người dân sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả tránh lãng phí, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

Sở Xây dựng sẽ tiếp tục đôn đốc các đơn vị phối hợp tăng nguồn cung và điều tiết, tiết giảm nguồn cấp từ nguồn sông Đuống, Sông Đà cho Công ty Nước sạch Hà Nội và Công ty Viwaco để bổ sung nguồn cấp cho Công ty Nước sạch Hà Đông điều phối cấp về khu đô thị Thanh Hà.

Công ty Cổ phần Nước mặt sông Đuống triển khai xây dựng trạm tăng áp cục bộ trên đường 70 để điều tiết tăng lượng lượng cấp cho khu vực Hà Đông và khu đô thị Thanh Hà

Thành lập chỉ đạo Tổ công tác liên ngành kiểm tra việc thực hiện đầu tư xây dựng trạm cấp nước tại khu đô thị Thanh Hà và xử lý vi phạm nếu có.

Đối với việc cấp nước những tháng cuối năm 2023 và năm 2024

Dự báo nhu cầu sử dụng nước trong năm 2024 sẽ tăng so với năm 2023 khoảng (5-10)% tùy thời điểm. Để đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng nước trong năm 2024, Sở Xây dựng đã chỉ đạo các đơn vị cấp nước rà soát nhu cầu và chuẩn bị các giải pháp điều tiết:

Duy trì, phát huy tối đa công suất nguồn cấp của các nhà máy nước hiện có, phối hợp điều tiết nguồn cấp giữa các đơn vị cấp nước.

Chất lượng nước sau xử lý phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt theo QCVN 01-1:2018/BYT của Bộ Y tế.

Công ty Nước sạch sông Đuống, Sông  Đà: chuẩn bị các giải pháp kỹ thuật, pháp lý… để vận hành công suất dự phòng tăng 20% công suất thiết kế trung bình của mỗi nhà máy 300.000m3/ngđ lên khoảng 350.000-360.000m3/ngđ theo thời điểm và kỹ thuật cho phép.

Khai thác nguồn nước ngầm dự kiến giảm theo quy hoạch để đáp ứng nhu cầu tăng thêm trong năm 2024.

Đôn đốc Công ty Cổ phần Nước mặt sông Hồng khẩn trương hoàn thành  Nhà máy nước mặt sông Hồng công suất 300.000m3/ngđ trong quý I/2024.

Trong những năm tiếp theo: Tiếp tục đôn đốc sớm đưa và vận hành Nhà máy nước mặt sông Đà giai đoạn II (Hợp phần 2) nâng công suất lên 600.000m3/ngđ, Nhà máy nước Xuân Mai tại Hòa Bình công suất 300.000m3/ngđ

Đối với các khu vực cuối nguồn bất lợi về nguồn nước: Các đơn vị cấp nước xây dựng phương án giải pháp cấp nước chi tiết cho từng khu vực (bổ sung bơm tăng áp di động vận hành van cấp nước theo giờ…).

Để nâng cao chất lượng việc cung cấp nước sạch cho nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội, Ban cán sự Đảng thành phố đã báo cáo Thường trực Thành ủy và đề xuất 5 nhiệm vụ nhằm thúc đẩy các dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước, bao gồm:

1/ Đôn đốc các nhà đầu tư tập trung nguồn lực, khẩn trương hoàn thành dự án phát triển nguồn cấp nước.

2/ Tập trung chỉ đạo 9 đơn vị cấp nước đẩy nhanh tiến độ mở rộng mạng  phân phối và dịch vụ cho những khu vực đã được giao vùng cấp nước.

3/ Hoàn thành việc lựa chọn đơn vị cấp nước cho 9 xã còn lại của huyện Phúc Thọ trong năm 2023. Thực hiện dự án trong giai đoạn 2024-2025.

4/ Đôn đốc UBND huyện Ba Vì nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ đề xuất sử dụng nguồn vốn ngân sách. Triển khai thi công Quý I/2024 và hoàn thành trong năm 2025.

5/ Đối với các khu vực khó khăn, địa hình gò đồi, dân cư thư thớt, các đơn vị xã hội hóa không thể đầu tư mạng lưới cấp nước, giao UBND các huyện nghiên cứu Dự án cấp nước cho các khu vực còn lại bằng nguồn ngân sách; đồng thời đề xuất cơ chế quản lý vận hành sau đầu tư.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng nay (15/5), với đa số phiếu tán thành, HĐND thành phố đã thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thành phố Hà Nội giai đoạn 2023-2025.

Hướng tới kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 74 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Hội Cựu thanh niên xung phong Hà Nội tổ chức Liên hoan Tiếng hát cựu thanh niên xung phong Hà Nội năm 2024.

Tháng hành động Vì trẻ em năm 2024 đã khởi động trên nhiều địa bàn ở thành phố Hà Nội. Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng là một trong những điểm nhấn của tháng hành động năm nay.

Mùa hè đã đến, tình trạng mất an toàn thực phẩm trước các cổng trường học dù đã được cơ quan chức năng chấn chỉnh, nhưng vẫn diễn ra phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa gia đình, nhà trường, học sinh và trách nhiệm kinh doanh, lương tâm của những người bán hàng để đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ khi đến trường.

Sáng 14/5, Quốc Oai tổ chức đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện lần thứ 21, nhiệm kì 2024 - 2029.

Tình trạng rác thải bừa bãi bốc mùi xú uế tại ngõ 252 phố Ngọc Thụy đã diễn ra lâu ngày, hiện vẫn chưa được xử lý.