Khẳng định bước chuyển mới thực chất, hiệu quả
Tập trung khai thác dư địa, nội lực
Theo Bí thư Thành ủy, nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội XVII Đảng bộ thành phố, Hà Nội phải thực hiện các nhiệm vụ chính trị trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức hơn so với dự báo. Song với sự nỗ lực, truyền thống đoàn kết, đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân Thủ đô, thành phố đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: Phòng, chống dịch Covid-19; phục hồi, phát triển kinh tế; các lĩnh vực về văn hóa - xã hội được quan tâm và tiếp tục phát triển; quốc phòng - an ninh được bảo đảm; đối ngoại được mở rộng, vai trò, vị thế của Thủ đô ngày càng được nâng lên… Song song với đó, công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể có nhiều chuyển biến tích cực và đạt kết quả tốt.
Đồng chí cho biết, qua đánh giá, tính đến thời điểm hiện nay, so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội, ước tính 9/20 chỉ tiêu có khả năng đạt và vượt vào cuối nhiệm kỳ. Tính đến cuối nhiệm kỳ, ước tính 14/20 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, có 6/20 chỉ tiêu rất khó khăn để hoàn thành, cụ thể là: (1) Tốc độ tăng trưởng bình quân Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP); (2) GRDP bình quân/người; (3) Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội; (4) Tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý; (5) Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng; (6) Tốc độ tăng năng suất lao động.
Với quyết tâm chính trị cao, để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra, đồng chí Đinh Tiến Dũng đề nghị, các Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị nghiên cứu kỹ các dự thảo Báo cáo, theo chức năng, nhiệm vụ, đánh giá kỹ từng lĩnh vực phụ trách, làm rõ nguyên nhân, nhất là đối với những chỉ tiêu còn thấp, phân tích, dự báo một cách có cơ sở khoa học về bối cảnh, tình hình mới, những xu hướng, vấn đề lớn có thể xảy ra trên thế giới và ở trong nước, những thuận lợi, khó khăn, nguồn lực để thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ còn lại của nhiệm kỳ.
Bí thư Thành ủy yêu cầu các đại biểu nghiên cứu, đề xuất những chủ trương, quyết sách lớn và những giải pháp mang tính đột phá, gắn với những định hướng lớn về phát triển Thủ đô Hà Nội theo Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 5-5-2022 của Bộ Chính trị “Về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, huy động các nguồn lực phục vụ tăng trưởng kinh tế, chú trọng giải pháp chuyển dịch cơ cấu, chuyển mạnh hướng khai thác dư địa, nội lực để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện những chỉ tiêu còn lại của Nghị quyết Đại hội đề ra đạt kết quả cao nhất.
Tạo chuyển biến căn bản từ nhận thức đến hành động
Báo cáo sơ kết thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội, Bí thư Thành ủy cho biết, từ ngày 1/7/2021, thành phố Hà Nội đã chính thức tổ chức thí điểm mô hình chính quyền đô thị tại 175 phường thuộc 12 quận và thị xã Sơn Tây. Thành ủy Hà Nội xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị Thành phố nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, phù hợp với tính chất đô thị, hướng đến phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội.
Bám sát sự chỉ đạo của Trung ương, với quyết tâm chính trị cao, Thành ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, hệ thống chính trị Thành phố, quán triệt sâu sắc, triển khai nghiêm túc, đồng bộ, toàn diện việc thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị đảm bảo bài bản, thận trọng, đúng quy định của pháp luật. Qua đó đã đạt được những kết quả tích cực, tạo chuyển biến rõ nét trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị, thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ chính trị của Thành phố.
Qua 2 năm thực hiện thí điểm, bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực, các nội dung thí điểm được triển khai đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, cơ bản đảm bảo các mục tiêu, mục đích, tiến độ đề ra. Tạo sự chuyển biến rõ rệt, có bước đột phá trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở.
“Đây là nội dung rất quan trọng cần báo cáo với Bộ Chính trị, vì vậy đề nghị các đồng chí đại biểu nghiên cứu, đóng góp ý kiến để Ban Thường vụ Thành ủy tiếp tục hoàn thiện dự thảo Báo cáo. Đặc biệt là cho ý kiến đối với 5 đề xuất, kiến nghị của Thành ủy đối với Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ” - Bí thư Thành ủy yêu cầu.
Tìm giải pháp đột phá trong giải ngân vốn đầu tư công
Đối với vấn đề đầu tư công, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đề nghị tập trung thảo luận kỹ, cho ý kiến cụ thể về các nội dung như: Việc điều chỉnh giảm tổng nguồn vốn đầu tư công trung hạn; đánh giá tính khả thi của các khoản thu từ đất, nguồn thu cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước, các nguồn huy động khác; rà soát, đánh giá khả năng thực hiện các chương trình, nhiệm vụ, dự án nằm trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn, nhất là đối với các dự án, công trình trọng điểm giai đoạn 2021-2025, các dự án dân sinh bức xúc, dự án trong các lĩnh vực môi trường, văn hóa, giáo dục, y tế, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi… đang được Thành ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt.
Đến ngày 31-5, giải ngân vốn đầu tư công toàn thành phố đạt 24,8% kế hoạch giao, thấp so với yêu cầu đề ra. Tiến độ thực hiện một số dự án có vướng mắc vẫn chưa được tháo gỡ, không bảo đảm tiến độ giải ngân, đồng thời có một số dự án có nhu cầu bổ sung vốn để đẩy nhanh tiến độ triển khai hoặc đã đủ thủ tục, điều kiện để bố trí vốn khởi công. Bí thư Thành ủy đề nghị các đại biểu, nhất là Bí thư cấp ủy, với thực tiễn từ cơ sở, tập trung thảo luận, thẳng thắn chỉ rõ nguyên nhân giải ngân thấp, nhất là các nguyên nhân chủ quan.
“Trên cơ sở đó, các đồng chí đề xuất các giải pháp, nhất là các giải pháp có tính đột phá cho các “điểm nghẽn” có tính chủ quan trong chỉ đạo, điều hành giải ngân vốn đầu tư công của các cấp, các ngành. Đặc biệt, cần thảo luận, cho ý kiến kỹ về phương án điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2023 để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; trong đó, cần đánh giá khả năng hấp thụ nguồn vốn 6.159 tỷ đồng bổ sung từ nguồn thu từ sắp xếp cổ phần hóa, thoái vốn và cổ tức, lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp thành phố; rà soát nhu cầu điều chỉnh, bổ sung vốn cho các chương trình, dự án trọng điểm của thành phố, nhất là Dự án đường Vành đai 4”, Bí thư Thành ủy nhấn mạnh.
Về dự thảo Chỉ thị của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường kỷ luật, kỷ cương và trách nhiệm trong xử lý công việc của các cấp ủy, địa phương, đơn vị thuộc thành phố Hà Nội, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng khẳng định: Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm khắc phục các hạn chế, tồn tại, phát huy ưu điểm, quyết tâm tạo chuyển biến căn bản từ nhận thức đến hành động của hệ thống chính trị toàn thành phố về kỷ luật, kỷ cương, về trách nhiệm trong xử lý công việc, tránh tình trạng đùn đẩy, tránh né, trông chờ, ỷ lại, nêu cao ý chí quyết tâm, khát vọng thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ thành phố.
Trong lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tự hào vì quân đội ta được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu trực tiếp sáng lập, giáo dục, rèn luyện. Và cũng thật đặc biệt khi tên của Người đã được nhân dân đặt cho quân đội với cách gọi vô cùng thân thương và trìu mến "Bộ đội Cụ Hồ".
Chiều 22/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức hội nghị tổng kết, khen thưởng Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Trong thời gian diễn ra triển lãm các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội đã ký kết 16 hợp đồng với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD.
Để đáp ứng nhu cầu của người dân được tiếp tục tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, ngày 22/12, Bộ Quốc phòng đã có văn bản chính thức cho biết triển lãm sẽ kéo dài thời gian phục vụ của một số gian trưng bày đến ngày 23/12 (dự kiến ban đầu triển lãm kết thúc vào ngày 22/12).
“Chân trần, chí thép” là hình ảnh biểu tượng về Quân đội nhân dân Việt Nam đã trở nên nổi tiếng toàn thế giới. Trong buổi đầu lịch sử, đội quân “chân trần” - ý chỉ những khó khăn về vũ khí trang bị khi mới thành lập, nhưng nhờ ý chí như gang như thép, đã liên tiếp đánh bại quân đội của những cường quốc quân sự hàng đầu thế giới.
Sau hai ngày với các hoạt động dành riêng cho khách chuyên ngành, ngày 21/12, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã mở cửa tự do cho người dân, du khách vào tham quan.
Trải qua 80 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, đối mặt với biết bao thử thách, nhất là trước những bước ngoặt của cách mạng, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tỏ rõ bản lĩnh của một đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu; một lực lượng chính trị đặc biệt, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
0