Kháng thuốc kháng sinh khiến bệnh thông thường trở nên nguy hiểm

Việc sử dụng kháng sinh không đúng cách, không đủ liều, đã dẫn đến hệ lụy làm tăng tình trạng kháng thuốc kháng sinh, khiến những bệnh tưởng như thông thường cũng trở nên nguy hiểm, thậm chí tăng nguy cơ tử vong.

Tổ chức y tế thế giới đã tuyên bố, kháng kháng sinh là một trong 10 mối đe dọa sức khỏe cộng đồng toàn cầu mà nhân loại phải đối mặt. Việt Nam là một trong những nước mua bán kháng sinh dễ dàng nhất và thậm chí không cần đơn của bác sĩ. Việc sử dụng kháng sinh không đúng cách, không đủ liều đã dẫn đến hệ lụy làm tăng tình trạng kháng thuốc kháng sinh, khiến những bệnh tưởng như thông thường cũng trở nên nguy hiểm, thậm chí tăng nguy cơ tử vong.

Bác sĩ Lê Thị Lan Anh - Phó Giám đốc Trung tâm Nhi - BV Bạch Mai

Chỉ dùng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn là nguyên tắc đầu tiên khi sử dụng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, đại đa số các bậc phụ huynh lại vi phạm nguyên tắc này. Nhiều phụ huynh đã ý tự kê đơn kháng sinh hoặc mua thuốc theo đơn cũ cho trẻ uống mỗi khi ho, sốt hoặc sổ mũi. Theo ghi nhận của phóng viên Đài Hà Nội, tại Trung tâm Nhi – Bệnh viện Bạch Mai, hầu hết các bệnh nhi đang điều trị taij phòng cấp cứu, phòng hồi sức tích cực phải sử dụng đến những chiếc máy thở, đều được các bậc phụ huynh cho sử dụng kháng sinh trước khi nhập viện.

Theo Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thị Lan Anh, Phó Giám đốc - Trung tâm Nhi – Bệnh viện Bạch Mai cho biết, hiện nay nhiều loại kháng sinh dùng cho trẻ em đã bị kháng, ngay trong phác đồ của Bộ Y tế cũng đã phải đưa ra những kháng sinh thế hệ mới rất mạnh mà trước đó không khuyến cáo cho trẻ em. Chúng ta đang gánh hậu quả là các liều kháng sinh cho đường nhiễm khuẩn rất thường gặp, đã phải đẩy lên liều rất cao, phải phối hợp thuốc, phải sử dụng kháng sinh thế hệ mới ngay từ đầu. Ví dụ nhiễm khuẩn thường gặp nhất là viêm đường hô hấp cấp, kháng sinh ban đầu trong cộng đồng được khuyến cáo là Amoxiciline trước đây liều là 30-50 mg/ kg/ ngày, còn hiện tại vẫn nhiễm khuẩn ấy liều khuyến cáo 7-100 mg/kg/ ngày. Nó sẽ ảnh hưởng chi phí không chỉ mỗi tiền thuốc mà trẻ vẫn có thể lại phải tiếp tục vào viện và làm gia tăng chi phí nằm viện, chi phí thuốc, kháng sinh, người chăm sóc. Và đáng nói là, trẻ sẽ phải chịu những liều kháng sinh quá cao, làm gia tăng gánh nặng cho thận, cho gan...

Bác sỹ Lan Anh đang kiểm tra tình hình sức khỏe cho bệnh nhi.

Tại Bệnh viện Bạch Mai – bệnh viện hạng đặc biệt lớn nhất miền Bắc, tình trạng kháng thuốc đang tăng cao một cách đáng báo động theo từng năm. Nếu như trước đây, tỷ lệ bệnh nhân kháng kháng sinh từ tuyến dưới chỉ gặp vài ca, nhưng đến nay, nhiều ca chuyển từ tuyến dưới lên Bệnh viện Bạch Mai khi được cấy vi khuẩn lúc vừa mới tiếp nhận, đã phát hiện vi khuẩn kháng thuốc. Nhiều bệnh nhân vào viện vì một bệnh khác, nhưng nhiễm trùng tăng nhanh, gặp vi trùng kháng kháng sinh khiến bệnh nhân nguy kịch và tử vong do nhiễm trùng, chứ không phải do bệnh lý lúc bệnh nhân nhập viện. Đối với các bác sĩ phẫu thuật, vấn đề kháng kháng sinh cũng là mối lo lớn.

TS-BS Ngô Gia Khánh, Trưởng khoa Phẫu thuật Lồng ngực - Mạch máu - BV Bạch Mai đang tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân.

Tiến sĩ – Bác sĩ Ngô Gia Khánh, Trưởng khoa Phẫu thuật Lồng ngực – Mạch máu – Bệnh viện Bạch Mai cho biết, gần đây có trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng vết mổ ở vùng đùi trên nền nhiều bệnh. Bệnh nhân bị kháng kháng sinh. Khi đến Bệnh viện Bạch Mai, chúng tôi phải thay đổi nhiều phác đồ kháng sinh, chăm sóc vết mổ tại chỗ. Bệnh nhân phải nằm viện kéo dài hơn một tháng. Ngoài việc gia tăng chi phí, bệnh nhân sẽ phải quay lại sử dụng các loại kháng sinh có thể từ lâu đã không dùng do có các tác dụng phụ. Điều này sẽ làm cơ thể bệnh nhân  kém thích nghi, gây độc cho gan, thận và ảnh hưởng đến tình trạng toàn thân của bệnh nhân. Đối với người cao tuổi, theo một nghiên cứu lứa tuổi 30 - 40 so với lứa tuổi 60 - 70, tỷ lệ tai biến do thuốc cao gấp đôi ở những người già. Đó là chưa kể theo thời gian, một số các cơ quan tổ chức của người cao tuổi đã suy giảm chức năng đáng kể, do vậy dễ dẫn đến hiện tượng chậm đáp ứng rồi lại đáp ứng quá mạnh.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Đặng Khiêm – Trưởng khoa cấp cứu – Bệnh viện Hữu nghị Việt xô cho biết, rất nhiều bệnh nhân cao tuổi khi vào nhập viện đều từng mua thuốc điều trị không có đơn của bác sĩ, hoặc không sử dụng kháng sinh theo đúng liều lượng quy định. Hiện tại có tình trạng phổ biến đối với người dân nói chung và người cao tuổi nói riêng, đó là ngại đi khám bệnh. Khi gặp tình trạng viêm nhiễm họ sẽ tự ra ngoài hiệu thuốc kể bệnh và mua thuốc. Điều này rất có hại với người cao tuổi khi không được cá thể hóa điều trị. Chúng tôi đã gặp trường hợp bệnh nhân có nhiễm khuẩn tiết niệu, ngại đi khám, tự y mua thuốc. Khi vào viện, chúng tôi cấy khuẩn lên thì bệnh nhân trong tình trạng rất nặng và bị kháng với hầu hết các kháng sinh thông thường. Lúc này bệnh nhân phải dùng kháng sinh đặc hiệu, khiến chi phí và sức khỏe đều bị tổn hại, BS Khiêm khuyến cáo.

Bác sĩ Nguyễn Đặng Khiêm - Trưởng khoa Cấp cứu - Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô.

Kháng sinh không phải là thần dược và không phải lúc nào cơ thể có triệu chứng ho, sốt, chảy mũi cũng phải dùng kháng sinh. Việc lạm dụng kháng sinh không chỉ mang lại hậu quả trước mắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển và đề kháng về sau. Bởi kháng thuốc làm cho các lần điều trị sau trở nên kém hiệu quả, kéo dài thời gian nằm viện, tốn kém chi phí điều trị. Điều tồi tệ nhất khi bệnh nhân bị vi khuẩn đa kháng thuốc xâm nhập sẽ dẫn đến việc điều trị thuốc kháng sinh không còn tác dụng, nguy cơ tử vong cao vì suy đa tạng, suy hô hấp, nhiễm trùng huyết…

Có nhiều nguyên nhân gây ra kháng kháng sinh như việc sử dụng kháng sinh không theo chỉ dẫn của bác sĩ gây nhờn thuốc, tồn dư kháng sinh trong thực phẩm hay nhiễm khuẩn bệnh viện. Trong đó, việc tự ý dùng kháng sinh khi không cần thiết, hoặc sử dụng kháng sinh thế hệ cao ngay từ đầu, không sử dụng đúng liều lượng… là nguyên nhân chính khiến tình trạng kháng kháng sinh ngày càng trở nên phức tạp trong những năm qua.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, không lâu nữa, trên toàn cầu, cứ ba giây có một người chết vì siêu vi khuẩn kháng thuốc. Việt Nam vẫn chưa có con số thống kê chính thức số người thiệt mạng do kháng thuốc, nhưng Việt Nam là quốc gia kháng thuốc thuộc top cao nhất trên thế giới. Năm nay, Tuần lễ truyền thông phòng, chống kháng thuốc do Tổ chức Y tế thế giới phát động (từ ngày 18/11 đến ngày 24/11) tiếp tục truyền đi thông điệp "Cùng nhau ngăn chặn tình trạng kháng thuốc" kêu gọi cộng đồng nâng cao nhận thức, phòng chống kháng thuốc./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Vừa qua, Bộ Y tế và Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam đã phát động hiến mô tạng “cho đi là còn mãi” tại Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp.

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư mới quy định về phương pháp định giá dịch vụ khám chữa bệnh và điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo mức lương cơ sở quy định tại Nghị định 73.

Việc khám sàng lọc khiếm thính, phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh về chức năng nghe cho trẻ mầm non là rất quan trọng. Đây là một trong những hoạt động quan trọng của Đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh của thành phố đã và đang được triển khai miễn phí tại 10 quận, huyện ở Hà Nội.

Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 21/2024/TT-BYT quy định phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo mức lương cơ sở quy định tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP.

Báo cáo của gần 700 cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước cho thấy, chỉ tính riêng năm 2023 đã có 1.224 ca nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.

Theo Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, người mắc sởi trong thời gian gần đây tiếp tục gia tăng, đặc biệt là nhóm trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi và trên 11 tuổi, mặc dù nhiều trẻ đã được tiêm phòng.