Khát vọng Doanh Trí trong kỷ nguyên số
Là doanh nghiệp tiên phong nghiên cứu và phát triển nền tảng IoT Platform cho nông nghiệp thông minh, nhà máy thông minh, quản lý tòa nhà thông minh… đại diện Công ty Cổ phần Công nghệ Công nghiệp Vconnex cho biết, chuyển đổi số giúp các doanh nghiệp tiến gần hơn đến chuyển đổi xanh, phát triển bền vững, từ đó cũng tăng khả năng thu hút đầu tư.
Ông Nguyễn Đức Quý, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Công nghiệp Vconnex chia sẻ: "Bản thân công ty tôi làm trong ngành công nghệ, chúng tôi cũng có những giải pháp liên quan đến câu chuyện về tiết kiệm năng lượng, giám sát khí thải để có thể triển khai cho các nhà máy, giúp họ có những thông số minh bạch, rõ ràng và tối ưu hóa để tăng lợi thế thu hút đầu tư."
Chia sẻ tại tọa đàm kinh tế "Khát vọng Doanh Trí 2025 - 2030" mới đây, các diễn giả cũng nhấn mạnh, kinh tế Việt Nam dù đang đối mặt với nhiều thách thức, nhưng cũng mở ra cơ hội để đất nước phát triển bền vững hơn. Việc thực hiện các giải pháp dài hạn và có tính chiến lược, từ cải cách hành chính, phát triển cơ sở hạ tầng, đến bảo vệ môi trường và phát triển nguồn nhân lực, sẽ là yếu tố then chốt giúp Việt Nam vượt qua khó khăn và tiến bước vững chắc trên con đường chuyển đổi số.
Bà Lê Dung, Viện trưởng Viện Doanh Trí cho biết: "Về mặt chính sách nên bổ sung thêm cho các nhóm khởi nghiệp liên quan đến xanh hóa hay phát triển bền, bởi vậy nên có ưu đãi hay các quỹ đầu tư để hỗ trợ thêm cho các doanh nghiệp đó, vì thật sự chính sách về vốn và tài chính rất nhiều nhưng để các doanh nghiệp này tiếp cận được lại rất khó khăn. Do đó với các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo rất mong nhận được chính sách ưu đãi về thuế, vốn".
Mỗi năm, Việt Nam cần khoảng 90.000 nhân lực để phát triển nền kinh tế số, xã hội số, trong khi các chương trình đào tạo ngành công nghệ thông tin trong nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Do đó, chuyển đổi số phải bắt đầu từ sự thay đổi tư duy người lãnh đạo, từ chiến lược, tư duy truyền thống sang chiến lược, tư duy kinh doanh công nghệ số hiệu quả.
Năm 2025, kinh tế Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều rủi ro từ thế giới đến trong nước. Để vượt qua thách thức, cần cải cách thể chế, đầu tư bền vững và có các chính sách linh hoạt. Thông tin được nhấn mạnh tại Tọa đàm “Kinh tế vĩ mô Việt Nam: Nhìn lại 2024 và triển vọng 2025” diễn ra sáng 3/1, tại Hà Nội.
Dù vào ngày 6/1 Tổng cục Thống kê mới công bố số liệu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2024, thế nhưng khá chắc chắn là năm nay, tổng sản phẩm quốc nội GDP có thể tăng trưởng trên 7%, vượt mục tiêu 6,5-7% mà Quốc hội đề ra.
Giá vàng thế giới đã chạm mức cao nhất trong hơn hai tuần vào phiên 2/1 nhờ hoạt động mua vào tài sản an toàn, trong bối cảnh thị trường chờ đợi định hướng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) và những tác động tiềm tàng từ các chính sách thuế quan thương mại do Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất.
VN-Index mở cửa phiên chiều không mấy thuận lợi khi áp lực bán tiếp tục gia tăng về cuối phiên, khiến chỉ số đóng cửa trong sắc đỏ.
Trong phiên giao dịch đầu tiên của năm mới, chứng khoán Mỹ tiếp tục xu hướng giảm từ cuối năm 2024, trong khi đồng USD đạt mức cao nhất trong hai năm sau khi số liệu kinh tế cho thấy thị trường lao động Mỹ vẫn ổn định.
Sau nhiều lần họp bàn, CTCP Đầu tư xây dựng Trung Nam (Trung Nam Group) vừa tiếp tục gửi văn bản tới Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Trung ương Đảng đề nghị được tháo gỡ vướng mắc lớn nhất của dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu.
0