Khát vọng đưa gốm Việt ra thế giới
Tâm đắc với câu "Hành trình vạn dặm bắt đầu từ một bước chân đi. Bởi vậy hãy bước về phía trước, mở rộng lòng ra, rồi đất trời mênh mông sẽ ôm lấy tất cả tin yêu trong bạn", chị Vũ Như Quỳnh đã đi học tập, trải nghiệm, mở mang trí tuệ và rồi lại trở về với nghề quý cha ông truyền lại.
Tham quan gian hàng trưng bày của Vạn An Lộc ở Bát Tràng, các bạn sẽ không khỏi choáng ngợp bởi những sản phẩm gốm sứ đắp nổi thếp vàng, dát vàng. Những dòng men đa dạng, từ các loại men truyền thống như men rạn, men lam đến các dòng men mới men vân mây.
Như những đứa trẻ khác ở Bát Tràng, Vũ Như Quỳnh sinh ra đã "bện" mùi cao lanh, mùi của đất sét. Chị gắn bó với gốm như là lẽ đương nhiên, song câu chuyện lập nghiệp bằng nghề gốm của nữ nghệ nhân trẻ lại khá "quanh co". Khi trưởng thành, chị Quỳnh theo học ngành thiết kế thời trang tại Trường đại học Mỹ thuật Công nghiệp (Hà Nội) và gắn bó với thời trang mấy năm sau khi ra trường.
Dù hai mảng công việc khác nhau, nhưng điểm chung của chúng là nghệ thuật về hình khối, cách phối màu, thiết kế sản phẩm. Chị Quỳnh nhận ra vẻ đẹp của gốm theo một góc nhìn khác và chị quyết định trở về kế nghiệp của gia đình.
Chẳng con đường nào đi đến thành công lại trải sẵn hoa hồng, ba năm đầu khởi nghiệp là khoảng thời gian vô cùng gian nan, chị Quỳnh không nhớ hết đã đập bỏ bao nhiêu sản phẩm. Những mẻ gốm hỏng đủ để lát kín nền nhà rộng vài trăm mét vuông khi chị mạo hiểm thử nghiệm kỹ thuật đắp nổi hoa văn cổ trên bình gốm. Thế nhưng trời không phụ lòng người, sau những ngày miệt mài với đất sét và bàn xoay, chị Quỳnh đã hái được những trái ngọt đầu tiên khi trở thành người tiên phong với sản phẩm gốm sứ 3D đắp nổi.
Tự hào vì được sinh ra trong cái nôi làng nghề gốm sứ Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội), nghệ nhân Vũ Như Quỳnh nối nghiệp truyền thống của gia đình như một sứ mệnh được trao truyền. Chị luôn trăn trở làm sao để kết tinh giữa truyền thống và hiện đại, giữ được nét cổ mà vẫn gần gũi với đương đại, có giá trị với tương lai. Chị luôn tâm niệm làm sao để vừa cải tiến, vừa hoàn thiện công nghệ, vừa đảm bảo yếu tố truyền thống của gốm Việt - Bát Tràng cổ.
"Cũng muốn lan tỏa đến mọi người là hãy cùng nhau làm việc thật chăm chỉ, thật say mê để thật yêu nghề, làm ra những cái sản phẩm của cá nhân mình, góp phần xây dựng cho làng nghề ngày càng phát triển", chị Quỳnh chia sẻ.
Để phát triển và mở rộng sự nghiệp, chị Vũ Như Quỳnh trở thành Giám đốc Công ty TNHH Gốm sứ Vạn An Lộc đặt tại làng nghề gốm Bát Tràng. Tiền thân công ty mà chị Quỳnh đang gây dựng thương hiệu là một xưởng sản xuất gia đình nhỏ lẻ, thành lập từ năm 1988.
Hồi ấy, Vạn An Lộc chỉ có quy mô là một xưởng gốm nhỏ với 5 thợ thủ công chính và có 3 cơ sở phân phối sản phẩm, phạm vi chỉ trong khu vực làng nghề Bát Tràng. Các sản phẩm khởi điểm của Vạn An Lộc cũng đơn giản là bộ đồ thờ cúng, chén bát, lọ hoa, chậu cây… đều là dòng sản phẩm phổ thông trong làng nghề. Sau 9 năm miệt mài xây dựng thương hiệu, đến nay, chị Vũ Như Quỳnh, Giám đốc Công ty TNHH Gốm sứ Vạn An Lộc đã có ba cơ sở tại địa phương với 150 thợ giỏi, hàng chục đại lý phân phối tại ba miền đất nước.
Ở Bát Tràng, để tìm được một nghệ nhân nữ không phải chuyện dễ. Do đặc thù công việc khá vất vả, việc sáng tác mẫu, tạo màu men... đòi hỏi quá trình nghiên cứu và mất nhiều thời gian nên phù hợp hơn với nam giới. Phụ nữ Bát Tràng phần lớn gắn bó với gốm thông qua công việc kinh doanh, điều hành sản xuất. Nhưng chị Vũ Như Quỳnh là trường hợp đặc biệt.
Chị Vũ Như Quỳnh đã trăn trở làm thế nào để làm mới và để tạo ra những giá trị ngoài vật chất. Tầm nhìn của nữ nghệ nhân trẻ là làm sao đưa gốm sưa truyền thống Việt vươn ra khỏi biên giới, ra các quốc gia trên thế giới và nâng tầm gốm Việt Nam.
Ngoài việc phát triển sản phẩm thì chị Vũ Như Quỳnh còn mở các lớp đào tạo cho các bạn trẻ yêu gốm, đó cũng đường dài cho quá trình phát triển sau này của cả một làng nghề trong dòng chảy của xã hội. Đối với những lao động trẻ đang làm việc tại Vạn An Lộc, chị Quỳnh chính là một tấm gương sáng tạo trong lao động, là người truyền lửa nghề, lan tỏa niềm say mê với nghề gốm.
Bên cạnh việc phát triển thành công sản phẩm của gia đình, trên cương vị là Chủ nhiệm Câu lạc bộ nữ doanh nhân nghệ nhân Bát Tràng, chị Quỳnh còn hỗ trợ nhiều chị em khác nâng cao kiến thức, kỹ năng trong sản xuất kinh doanh trên nền tảng công nghệ số. Chỉ trong vòng hai năm, câu lạc bộ đã thu hút được hơn 100 hội viên tham gia học hỏi, trao đổi kinh nghiệm. Từ đó, ngày càng nhiều chị em ở Bát Tràng mạnh dạn thay đổi, phát triển kinh tế cho bản thân và gia đình. Những đóng góp của nghệ nhân Vũ Như Quỳnh nhận được sự đánh giá rất cao của cộng đồng, đặc biệt là từ những nghệ nhân có uy tín trong nghề.
Không dừng lại ở những thành công đã đạt được, nghệ nhân Vũ Như Quỳnh mong muốn ngày càng có thêm nhiều ý tưởng mới, sáng tạo để đưa những sản phẩm độc đáo ra thị trường, đồng thời đào tạo nghề gốm cho thế hệ trẻ thông qua các lớp dạy nghề tại xưởng, từ đó tiếp tục gìn giữ và phát huy nghề truyền thống quý báu của dân tộc.
"Vạn An Lộc luôn có định hướng là mở những lớp đào tạo nghề cho các lớp trẻ để họ biết đến một nghề truyền thống rất là tuyệt vời của Việt Nam. Bên cạnh đấy có thể là duy trì phát triển nghề truyền thống, làm sao mà đưa sản phẩm gốm Bát Tràng ngày càng phát triển".
Là một người trẻ dám nghĩ, dám làm với nhiều ý tưởng sáng tạo, nghệ nhân Vũ Như Quỳnh đã đem đến màu áo mới cho các sản phẩm Bát Tràng tưởng như đã quen thuộc. Bằng việc gìn giữ những vốn quý cốt lõi nhất của người truyền thống, kết hợp khéo léo với công nghệ hiện đại, những nghệ nhân trẻ như chị Quỳnh đã và đang nỗ lực đem những giá trị văn hóa Việt ngày càng vươn cao, vươn xa.
Hà Nội không chỉ có bốn mùa quen thuộc xuân - hạ - thu - đông, mà còn có cả một mùa để lưu giữ những bức ảnh, những thước phim, những xúc cảm và kỷ vật vô giá của một thời học trò dấu yêu sẽ không bao giờ trở lại.
Trong môi trường học đường, các thầy, cô giáo Tổng phụ trách Đội không chỉ là một giáo viên mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc dìu dắt các thế hệ đàn em thân yêu, góp phần hình thành nhân cách và những giá trị tốt đẹp cho thế hệ măng non đất nước, giúp các em rèn luyện, phấn đấu để trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ.
Bảo tàng Sinh học, Đại học Tổng hợp (nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên) được thành lập năm 1926. Đây là Bảo tàng Sinh học đầu tiên của Đông Dương. Trong dịp Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, lần đầu tiên, Bảo tàng đặc biệt này mở cửa cho người dân tham quan.
Sau cơn bão Yagi tàn phá, những cánh đồng ở xã Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội, đã hồi sinh với vẻ đẹp tràn đầy sức sống.
Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.
Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.
0