Khẩu trang có khả năng xét nghiệm Covid-19 trong vòng 90 phút
Các thử nghiệm có độ nhạy cảm cao, vốn bị hạn chế sử dụng trong phòng thí nghiệm, thì nay đã được ứng dụng vào thiết bị đeo thông minh có khả năng vượt trội hơn "đồng hồ Fitbit hay Apple Watch thông thường", Peter Nguyen, nhà khoa học ở Viện Wysss của Đại học Harvard, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết.
"Khái niệm này tương tự như cách làn da chúng ta hoạt động, bộ phận giúp con người có thể dễ dàng cảm nhận môi trường xung quanh mà không cần thực hiện nhiều phản ứng sinh học", Nguyen nói.
Trong nghiên cứu mới, nhóm đã thiết lập thành công loại cảm biến nhạy cảm trước vi sinh vật gây hại và làm đông khô chúng. Sau đó, để thực hiện xét nghiệm, các tế bào sẽ được tái kích hoạt bằng nước giống như cách chế mì ăn liền.
Trước đây, một số thử nghiệm dựa trên tế bào sống đã được tiến hành nhưng đều thất bại. Nguyên nhân là vì nguy cơ mầm bệnh rò rỉ và lây lan ra ngoài môi trường là rất cao. Đến nay, các nhà khoa học đã sử dụng các phản ứng không tế bào chỉ chứa thành phần virus bất hoạt.
Thông qua phương pháp này, các cảm biến có thể sấy khô đông lạnh (wFDCF) tế bào và lưu trữ trong nhiều tháng cho đến khi được tái kích hoạt. Các tác giả đã chỉ ra rằng những cảm biến này, sử dụng công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR, có thể phù hợp để ứng dụng vào việc phát hiện virus trong phòng thí nghiệm và dệt thành các loại vải.
Điều này sẽ cực kỳ hữu ích cho "những ai làm việc trong môi trường độc hại và có nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh", Nguyen cho biết.
Để thử nghiệm tính khả thi, các nhà nghiên cứu đã phát triển một nguyên mẫu khẩu trang có khả năng xét nghiệm Covid-19 nhờ cảm biến sinh học gắn kèm. Người đeo sẽ hít thở qua khẩu trang từ 15 - 30 phút và sau đó ấn nút bấm trên cảm biến, giúp giải phóng một lượng nước nhỏ để tái cấp ẩm thành phần sấy khô đông lạnh. Trong vòng 90 phút, kết quả xét nghiệm Covid-19 sẽ xuất hiện trên dải màu tương tự như que thử thai.
"Bằng việc sử dụng khẩu trang chẩn đoán, mỗi người chúng ta không chỉ ngăn chặn virus lây lan mà còn có thể xác định bản thân mắc bệnh hay không tương đối nhanh", Nguyen cho biết.
Bên cạnh khẩu trang, nhóm còn phát triển một chiếc áo khoác có khả năng tiếp xúc chất lỏng, dành cho những người làm việc trong môi trường kém an toàn, có thể kể đến như trang phục quân nhân dùng để phát hiện hóa chất độc hại hay lớp phủ trong phòng thí nghiệm giúp kiểm tra vi khuẩn kháng thuốc.
Sử dụng công cụ chỉnh sửa gen CRISPR – được y học ứng dụng để xác định mục tiêu vật chất di truyền trong virus – các nhà khoa học có thể tạo ra các cảm biến sáng lên khi tiếp xúc với mầm bệnh. Sợi quang trên áo khoác sẽ mang thông tin từ nhiều cảm biến nhỏ trong sợi vải đến một máy xét nghiệm có kích thước bằng một thanh kẹo nhỏ.
Trước mắt, thí nghiệm này sẽ được đưa vào các thiết bị đeo, đặc biệt là khẩu trang được dùng trong phòng khám cho các tình huống chuyên biệt. Và về lâu dài, công nghệ này sẽ được tích hợp vào quần áo để giúp người dùng ở nơi có dịch bùng phát có thể dễ dàng kiểm tra tại nhà.
Như đã đề cập, công nghệ này có thể áp dụng để xác định mầm bệnh khác như cảm cúm. Mức độ phát hiện chính xác cao đến mức có thể phân biệt giữa các biến chủng Covid-19.
Việc tạo ra thiết bị chẩn đoán bên trong khẩu trang có thể loại bỏ nhiều rào cản đối với xét nghiệm trong thực tế. Nhóm nghiên cứu cho biết độ nhạy của thiết bị tương đương xét nghiệm RT-PCR tiêu chuẩn và hiển thị kết quả khá nhanh. Ngoài ra, sản phẩm này cũng dễ tiếp cận vì có giá chỉ 5 USD (khoảng 115 nghìn đồng) nếu không tính giá thành đóng gói.
Tại Hà Nội, ngày 29/12, doanh nghiệp Khoa học công nghệ - Hệ Sinh thái khởi nghiệp công nghệ Idea &Startup tổ chức chương trình “Khởi chạy mạng xã hội Nhật ký cuộc sống Vdiarybook".
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Imperial London đã phát triển một thiết bị cầm tay thay đổi hình dạng để chỉ hướng cho người khiếm thị. Nhờ vậy, những người khiếm thị có thể xác định phương hướng và mục tiêu dễ dàng như người mắt sáng.
Tập đoàn VNPT đã công bố chính thức cung cấp dịch vụ VinaPhone 5G siêu tốc độ, siêu trải nghiệm. Dịch vụ này đã được phủ sóng 63/63 tỉnh, thành phố, chú trọng các khu vực trọng điểm về kinh tế - xã hội, cung cấp dịch vụ không kèm điều kiện đăng ký gói cước mới.
Ủy ban châu Âu (EC) hôm 17/12 đã chính thức mở thủ tục điều tra đối với TikTok - mạng xã hội video ngắn phổ biến toàn cầu về "những cáo buộc vi phạm luật Dịch vụ kỹ thuật số (DSA)".
Theo các chuyên gia Hiệp hội An ninh mạng quốc gia, năm 2025 sẽ tiếp tục chứng kiến sự bùng nổ của các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ chuỗi khối (blockchain), điện toán lượng tử. Điều này sẽ làm các nội dung giả mạo trở nên khó lường hơn.
Có những cơ hội lớn trong hợp tác phát triển các lĩnh vực công nghệ cao như: trí tuệ nhân tạo, công nghệ bán dẫn, công nghệ năng lượng mới, tự động hóa, tuy nhiên, Việt Nam đang đứng trước thách thức rất lớn do sự thiếu hụt nguồn nhân lực, cả về số lượng và chất lượng.
0