Khi bệnh viện công khám ngoài giờ
Khám bệnh ngoài giờ tại Bệnh viện Bạch Mai
19 tối, người dân nếu muốn đi khám chỉ có thể vào bệnh viện và phòng khám tư. Nhưng từ ngày 1/8, khi Bệnh viện Bạch Mai bắt đầu triển khai khám ngoài giờ, thì người dân vẫn có thể tiếp nhận các dịch vụ y tế như trong giờ hành chính mà giá dịch vụ không thay đổi.
Đăng ký đặt lịch khám qua hotline, nhiều bệnh nhân đã không mất quá nhiều thời gian để chờ đợi mà có thể vào khám ngay khi đến giờ, tránh tình trạng ùn ứ tại một số thời điểm.
Hiện, Bệnh viện Bạch Mai cũng đã và đang áp dụng các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt. Tại mỗi buồng bác sĩ, các POS thanh toán QR cũng được đặt trực tiếp trên bàn khám bệnh để người dân có thể thanh toán ngay lập tức sau khi hoàn tất các thủ tục, xét nghiệm khám bệnh. Đây là cách thức giúp giảm tải áp lực cho người dân tại các quầy thanh toán, tránh tình trạng quá tải khi chờ đợi, xếp hàng.
TS.BS. Hàn Viết Trung, Phó Giám đốc Trung tâm Huyết học và Truyền máu - Bệnh viện Bạch Mai cho biết: một trong những điểm tắc lớn nhất của bệnh viện là quá trình thu viện phí. Trước đây, tất cả các tầng của bệnh viện đều tăng cường 3 - 4 POS thu viện phí, nhưng hầu hết quá trình thu viện phí đều rất vất vả. Hiện việc đặt ở các điểm POS quét QR thanh toán viện phí thì phần lớn người bệnh đã được thanh toán tại buồng bác sĩ, giúp quá trình thanh toán diễn ra rất nhanh, đồng thời giảm bớt nhiều áp lực cho bộ phận tài chính của bệnh viện.
Theo ghi nhận, trong ngày đầu tiên Bệnh viện Bạch Mai triển khai khám bệnh ngoài giờ, đã có 80 bệnh nhân đăng ký online qua Tổng đài và website bệnh viện. Tính đến 21 giờ, đã có hơn 200 người dân đăng ký thăm khám. Các bệnh nhân chủ yếu đến từ các tỉnh, thành như Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên,… Do công tác tổ chức, bố trí nhân lực, máy móc khoa học, cũng như sắp xếp hợp lý các khối cận lâm sàng như: xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, nội soi, thăm dò chức năng… nên nhiều bệnh nhân chỉ sau một giờ đăng ký đã có đủ các kết quả.
PGS.TS. Vũ Văn Giáp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bệnh viện đã mua sắm các thiết bị, máy móc chẩn đoán hình ảnh hiện đại, cùng 4 máy cộng hưởng từ, 19 hệ thống nội soi tiêu hóa, 7 hệ thống phẫu thuật nội soi cùng nhiều máy móc, thiết bị khác… Và với hệ thống máy móc thiết bị hiện có và mua mới đã có thể đảm bảo phục vụ tốt cho việc khám chữa bệnh cho người dân.
Từng bước nâng cao trải nghiệm khám bệnh cho người dân, đặc biệt, việc mở rộng thêm khung giờ khám sẽ giúp người bệnh không phải chen chúc, xếp hàng lâu, chủ động giờ đi khám bệnh, không chỉ giúp người dân chủ động sắp xếp thời gian, hoàn thiện các công việc cần thiết mà còn có cơ hội đặt lịch khám dễ dàng hơn cũng như nhiều lựa chọn trong khung giờ khám và chọn bác sĩ khám theo nhu cầu của cá nhân.
Người dân chủ động thời gian đi khám bệnh
Mỗi ngày, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận từ 8.000 đến 10.000 người bệnh tới khám. Tâm lý chung của người Việt Nam, thường đi khám bệnh từ sáng sớm vào các ngày đầu tuần, “khám sớm, có kết quả sớm, xong sớm”. Việc khám buổi sáng cũng là để thuận tiện nhịn ăn nếu cần phải làm một số xét nghiệm, thủ thuật. Chính bởi quan niệm này nên vào buổi sáng và những ngày đầu tuần, các phòng khám, bệnh viện đều phải hoạt động với công suất cao, nhiều khi quá tải cục bộ. Tại Bệnh viện Bạch Mai, các buổi sáng thứ Hai, thứ Ba thường rất đông người dân đến khám.
Với việc mở rộng khung giờ khám từ 17h đến 21h đã giúp người dân có thể dễ dàng sắp xếp công việc để thuận tiện đến bệnh viện, tránh phải xếp hàng đông đúc, chờ đợi đến lượt khám.
Bà Nguyễn Thị Hồng Lý (phường Lê Hồng Phong, TP. Thái Bình) từ Thái Bình lên Hà Nội khám bệnh, thay vì phải di chuyển từ 3, 4 giờ sáng như trước đây, thì nay, với việc mở rộng khám ngoài giờ của Bệnh viện Bạch Mai, 16h bà mới bắt xe từ Thái Bình lên Hà Nội. Thêm vào đó, con gái bà Hồng Lý cũng không phải nghỉ làm đưa mẹ đi khám như mọi lần.
Đi từ huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang lên Hà Nội từ sáng, nhưng khi biết bệnh viện Bạch Mai bắt đầu triển khai khám ngoài giờ từ hôm nay, bà Nguyễn Thị Tâm (xã Thanh Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) đã quyết định chờ và đặt lịch qua điện thoại. Đúng 17h, bà đã được vào khám bệnh, không phải chờ đợi.
Việc chuyển qua khám vào buổi chiều, ngoài giờ, không chỉ giúp người dân chủ động sắp xếp thời gian, hoàn thiện các công việc cần thiết mà còn có cơ hội đặt lịch khám dễ dàng hơn cũng như nhiều lựa chọn trong khung giờ khám và chọn bác sĩ khám theo nhu cầu của cá nhân.
Không chỉ thuận lợi hơn với người dân ngoại tỉnh, với những người đang đi làm như cũng không phải nghỉ làm giờ hành chính để đi khám như trước đây.
Việc mở thêm khám ngoài giờ giúp người dân đỡ vất vả hơn, không phải chờ đợi lâu và chủ động thời gian hơn, đặc biệt rất tiện lợi cho những bệnh nhân nhà ở xa
Ngày đầu tiên triển khai khám bệnh ngoài giờ, số lượng người dân đến khám bệnh không quá đông. Các phòng khám, lấy mẫu xét nghiệm được bố trí cùng tòa nhà. Tất cả các thủ tục đều diễn ra thuận tiện, tạo điều kiện tốt nhất cho bệnh nhân tới khám, chữa bệnh.
Hơn 2.000 y bác sĩ sẵn sàng phục vụ người bệnh
Khi Bệnh viện Bạch Mai chính thức triển khai khám, chữa bệnh ngoài giờ hành chính tại nhà K1 - Khoa khám bệnh theo yêu cầu đến 21 giờ, hơn 2.056 bác sĩ, nhân viên y tế của bệnh viện đã đăng ký tham gia khám chữa bệnh; trong đó, nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ có chuyên môn cao đã tự nguyện đăng ký tham gia. Việc triển khai khám bệnh ngoài giờ hành chính mà không thu thêm chi phí là bước đổi mới mang tính đột phá theo tinh thần “tất cả vì người bệnh” của Bệnh viện Bạch Mai.
Qua khảo sát và thực tế, các y, bác sĩ khi hết giờ làm tại bệnh viện vẫn đi làm thêm bên ngoài, nên việc triển khai làm ngoài giờ ngay tại bệnh viện sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên y tế. Các y bác sĩ có nguyện vọng làm ngoài giờ sẽ đăng ký trên tinh thần tự nguyện. Bệnh viện đã có phương án phân công nhân lực theo ca cho phù hợp để đảm bảo sức khoẻ, cân bằng công việc và gia đình. Nguồn thu trong thời gian khám khung giờ buổi tối sau khi trừ nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, Bệnh viện sẽ chuyển thành thu nhập cho người lao động trực tiếp tham gia công tác khám chữa bệnh.
Ngoài những thuận lợi cho người bệnh, khám ngoài giờ còn khắc phục được những biểu hiện tiêu cực, giảm tình trạng quá tải tại các bệnh viện.
Vì sự phát triển văn minh của các bệnh viện, thiết thực phục vụ tốt nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân, rất nhiều người đều mong muốn ngành y tế nhân rộng cách làm của Bệnh viện Bạch Mai. Đây cũng là giải pháp hữu hiệu góp phần khắc phục tình trạng quá tải bệnh viện diễn ra nhiều năm qua, đã và đang khiến dư luận bức xúc.
Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vừa tiếp nhận 7 nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn thịt của chó bị bệnh.
Sở Y tế Hà Nội và Cơ quan Quản lý các bệnh viện công Paris đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2029.
Theo Bộ Y tế, Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng - mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việc phòng chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 37 quy định nguyên tắc xây dựng, cập nhật danh mục thuốc, các tiêu chí xem xét thuốc đưa vào danh mục, xem xét thuốc cần quy định tỉ lệ, điều kiện thanh toán BHYT, xem xét đưa thuốc ra khỏi danh mục; bỏ quy định phân chia danh mục thuốc theo hạng bệnh viện.
Sở Y tế Hà Nội vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe giữa ngành Y tế Hà Nội và Hiệp hội các Công ty Điều phối Y tế Quốc tế Nhật Bản (JIMCA) giai đoạn 2024 - 2029.
Trên thế giới đã xuất hiện các vi khuẩn kháng với hầu hết kháng sinh, còn gọi là vi khuẩn siêu kháng thuốc. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn vừa ký ban hành quyết định phê duyệt Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc trong y tế giai đoạn 2024 - 2025.
0