Khi đàn ông chọn làm nội trợ

Giá trị của người chồng không chỉ được ghi nhận khi có địa vị cao, làm ra nhiều tiền. Biết lắng nghe, chia sẻ, quan tâm và đỡ đần việc nội trợ trong gia đình là giá trị khác của đàn ông.

Thuần thục trong việc lựa chọn thực phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của gia đình; sáng tạo những món ăn theo cách riêng của mình, đó là niềm vui, niềm hạnh phúc của anh Đào Tuấn Long (khu Ngoại giao Đoàn, Hà Nội).

Đi chợ, nấu cơm là điều hết sức bình thường và trở thành thói quen của anh Đào Tuấn Long (phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm).

Từ khi dịch Covid-19 nổ ra, công việc bị ảnh hưởng, phần lớn thời gian anh Long đều ở nhà. Từ đây, các công việc nội trợ cũng do anh đảm nhận, rồi dần dần anh cảm thấy sự thú vị trong công việc này.

Hiện tại, dù công việc đã ổn định trở lại, nhưng với anh Long, việc người đàn ông đi chợ, nấu cơm là điều hết sức bình thường và trở thành thói quen trong gia đình anh.

Còn với gia đình anh Nguyễn Văn Tuấn (phường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm), hai vợ chồng đều đang quản lý một cơ sở giáo dục. Công việc bận rộn, nhưng khi về đến nhà, anh Tuấn vẫn dành phần lớn thời gian để chăm sóc con cái, nhà cửa. Việc cùng nhau gánh vác, san sẻ công việc nhà giúp vợ chồng anh duy trì công việc kinh doanh mà vẫn có thời gian chăm sóc gia đình, con cái.

Là quản lý một cơ sở giáo dục, anh Nguyễn Văn Tuấn không nề hà san sẻ với vợ việc chăm sóc con cái.

Giá trị của người chồng trong xã hội ngày nay không chỉ được ghi nhận khi có địa vị cao, làm ra nhiều tiền. Mà khi người đàn ông sẵn sàng dành thời gian chăm con, bếp núc, cho thấy thái độ coi trọng gia đình, bỏ đi cái tôi, biết lắng nghe, chia sẻ và quan tâm.

Đàn ông một số quốc gia châu Á rất giỏi nội trợ

Đàn ông ở nhà làm nội trợ đã không còn là chuyện cá biệt. Thậm chí đây còn là xu hướng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt ở các quốc gia châu Á, những nơi mà từ lâu vẫn mặc định nội trợ là công việc chỉ dành cho phụ nữ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore…

Theo Cục Thống kê Hàn Quốc, 160.000 đàn ông Hàn Quốc làm nội trợ vào năm 2016. Cũng trong năm 2016, số nam giới chăm sóc con cái đã tăng 50% so với cùng kỳ năm trước và tăng đều đặn qua từng năm.

Một dữ liệu được công bố ngày 21/2 của Tổ chức Thống kê Hàn Quốc cho thấy, năm 2023, có tới 16.000 nam giới Hàn Quốc không muốn đi làm và cũng không tìm việc làm để có thể dành toàn thời gian cho việc nuôi dạy con cái. Đây là mức cao nhất kể từ năm 1999.

Số lượng nam giới nước này ở nhà nội trợ tăng đều đặn, từ 6.000 người vào năm 2013 lên 9.000 vào năm 2019 và đạt 13.000 vào năm 2021. Mức tăng được đánh giá là xuất phát từ việc chính phủ nước này mở rộng chính sách cho vợ chồng nghỉ khi sinh con và nam giới ngày càng nhận thức được việc chăm sóc con cái là quan trọng.

Số lượng đàn ông nội trợ theo nhóm tuổi 40 là khoảng 8.400 người; tiếp theo là nhóm tuổi 30 với 4.600 người.

Khi số đàn ông nội trợ tăng thì số lượng phụ nữ Hàn Quốc không đi làm giảm đi. Năm 2023, có 840.000 phụ nữ Hàn Quốc ở nhà chăm con, giảm 14,7% so với năm 2022 và con số vẫn tiếp tục giảm đi khi nhiều phụ nữ muốn làm việc sau khi sinh con.

Số nam giới chăm sóc con cái ở Hàn Quốc đang ngày càng gia tăng.

Còn tại Nhật Bản, hình ảnh những người chồng, người cha làm nội trợ, chăm sóc con cái đang được Chính phủ Nhật Bản quảng bá rộng rãi và trở nên phổ biến trong xã hội.

Chính phủ Nhật Bản đang thực hiện một chiến dịch giúp “lăng xê” hình ảnh những đức lang quân nội trợ, chăm con. Những tờ báo, tạp chí thời trang hoặc truyện tranh Nhật Bản đều mô tả một kiểu “siêu anh hùng” mới.

Nhật Bản là một đất nước đã từng nặng nề tư tưởng phụ nữ phải ở nhà chăm con, đàn ông phải đi làm kiếm tiền. Đến nay, rất nhiều người đàn ông Nhật đã lựa chọn trở thành người chồng ở nhà nội trợ và nuôi dạy con cái, nhưng không vì thế họ trở nên phụ thuộc vào vợ hay tự ti, mất đi cảm giác là một người chủ gia đình.

Vào những năm 2000, Nhật Bản đã phải chứng kiến sự tụt hậu với thế giới về số lao động nữ, nhưng năm ngoái tỉ lệ phụ nữ đi làm tại Nhật đã vượt qua Mỹ và chạm mốc 76,3%. Điều này cho thấy trong những năm gần đây, số lượng đàn ông Nhật Bản san sẻ việc nhà cũng như việc chăm sóc con cái với vợ mình ngày càng gia tăng.

Ngày 13/3, chính phủ nước này cũng đã thông qua đạo luật yêu cầu nhiều công ty công bố thông tin về việc sử dụng thời gian nghỉ thai sản cùng với các biện pháp khác để khuyến khích các ông bố đóng góp nhiều hơn vào việc nhà. Chính phủ Nhật đặt mục tiêu tăng tỷ lệ nam giới nghỉ chăm con lên 50% vào năm 2025 và 85% vào năm 2030.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, từ ngày 14/01/2025 đến hết ngày 12/02/2025, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu triển khai phương án khai thác bay đêm từ 0 - 24 giờ hàng ngày (giờ địa phương) tại các Cảng hàng không Thọ Xuân, Đồng Hới, Chu Lai, Phù Cát, Pleiku và Tuy Hòa.

Với chủ đề “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn,” tối 17/11, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024 tại chùa Bái Đính. Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Trần Hồng Hà tham dự.

Công tác quản lý đô thị tại quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã có nhiều chuyển biến, một phần nhờ sự phối hợp đồng bộ của các lực lượng chức năng trong việc triển khai nhiều giải pháp hữu ích, sáng tạo.

Siêu bão Man-yi ngày hôm nay (18/11) sẽ đi vào Biển Đông với cường độ cấp 12, giật cấp 15. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công điện về việc ứng phó với bão Man-yi.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn vừa ký ban hành thông tư quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng; việc khám sức khỏe định kỳ đối với người hành nghề lái xe ô tô; cơ sở dữ liệu về sức khoẻ của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng.

GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng, nguyên Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, vừa được nhận giải thưởng Ramon Magsaysay (được xem là giải thưởng Nobel châu Á).