Khi đàn sếu trở về | Hà Nội tin mỗi chiều

Sếu đầu đỏ về Tràm Chim sau hai năm vắng bóng; Sắp trình Chính phủ đề án 50.000 nhân lực ngành bán dẫn… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay

Sếu đầu đỏ về Tràm Chim sau hai năm vắng bóng

Sau hai năm mất dấu, bốn con sếu đầu đỏ đã tìm về Vườn quốc gia Tràm Chim, bay lượn và đậu lại khoảng nửa giờ. Ông Đoàn Văn Nhanh, Phó giám đốc Trung tâm bảo tồn Vườn quốc gia Tràm Chim xác nhận, một đàn sếu đầu đỏ bốn con đã đáp xuống vùng lõi khu bảo tồn vào trưa 7/3, kiếm ăn khoảng 30 phút trước khi rời đi. Theo ông Nhanh, thông thường vài cá thể sếu sẽ bay đi tiền trạm, khảo sát kỹ trước khi cả đàn về ở hẳn đến hết mùa di cư. Mùa sếu di cư thường bắt đầu từ tháng 12, khi miền Tây bước vào mùa khô, kéo dài đến hết tháng 4. Vườn quốc gia Tràm Chim đã cử cán bộ chuyên môn theo dõi 24/24 tại bãi ăn khu A5, các phân khu khác (nơi sếu từng kiếm ăn) và các vùng lân cận. Vườn đã cử lực lượng bảo vệ thường xuyên tuần tra, ngăn chặn người dân vào khai thác tài nguyên, làm ảnh hưởng đến môi trường sinh sống của sếu đầu đỏ. Ban quản lý khu bảo tồn cũng tăng cường bổ sung thêm nguồn thức ăn phụ (là lúa) cho chim sếu khi quần thể sếu đã ổn định, nhằm thu hút các cá thể sếu về ngày một đông hơn.

Sếu đầu đỏ là loài chim quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Tại Việt Nam, sếu thường chọn Tràm Chim để di cư tới. Có thời điểm vườn quốc gia này ghi nhận khoảng 1.000 con, song sau đó số lượng giảm dần. Năm 2020, sếu không về, năm 2021 về 3 con rồi vắng bóng hai năm sau. Nguyên nhân loài chim quý vắng bóng được cho là do môi trường sinh thái ở vườn thay đổi. Nước lũ về ít, không rửa trôi được các bả thực bì, đồng thời giảm lượng thủy sản là thức ăn chính của chim.

Sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim. Ảnh: Dongthap.gov

Vì vậy theo một số chuyên gia, sếu về trong bối cảnh Tràm Chim thời gian qua có nhiều thay đổi trong quản lý môi trường sinh thái. Đầu năm, vườn quốc gia này thay đổi từ trữ nước chống cháy rừng sang điều tiết theo tự nhiên, ưu tiên bảo tồn đa dạng sinh học. Cánh đồng cỏ năng nơi sếu tìm về đã tháo nước hai tháng trước, chủ động đốt lớp thực bì, giúp năng dễ tạo củ. Củ năng là thức ăn khoái khẩu của đàn sếu. Ngoài điều tiết nước, từ năm ngoái Tràm Chim có những thay đổi trong hoạt động du lịch như loại bỏ xuồng máy công suất lớn, dừng một số dịch vụ đi sâu vào vùng lõi hoặc chỉ phục vụ nhóm nhỏ.

Sếu được xem là loài có linh tính, chỉ dấu cho những nơi có môi trường trong lành. Theo nghiên cứu, sếu đầu đỏ chọn môi trường sinh sống, di cư dựa trên hai yếu tố nguồn thức ăn và sự an toàn. Chúng thích sống ở vùng đầm lầy với mực nước nông (25-65 cm), ruộng lúa và các nơi có dòng chảy nhỏ. Những nỗ lực ban đầu của Vườn quốc gia Tràm Chim cải thiện môi trường sinh thái đã mang đến những tín hiệu tích cực, hy vọng đón đàn sếu trở về.

Một khi môi trường kém an toàn, loài sếu phải đi tìm những điểm dừng chân mới. Khu bảo tồn Anlung Pring của Campuchia với diện tích 220 ha, chỉ cách biên giới Tỉnh Kiên Giang nước ta khoảng 30 km, đã trở thành "nhà" của sếu đầu đỏ. Thành công của Anlung Pring bắt nguồn từ ý thức bảo tồn thiên nhiên của Chính phủ và người dân Campuchia. Đất dành cho sếu là "bất khả xâm phạm", người dân không được phép canh tác, sử dụng tài nguyên, vì vậy cảnh quan ở Anlung Pring gần như không thay đổi suốt hơn 1 thập kỷ qua.

Tại Việt Nam, để bảo vệ loài sếu, chúng ta cần phải điều chỉnh quy mô, hình thức tổ chức của các hoạt động du lịch trong các khu bảo tồn. Không nên xem số lượng khách hay tổng thu nhập từ hoạt động du lịch là một chỉ số để đo mức độ thành công của một khu bảo tồn. Thước đo sự thành công của một khu bảo tồn nằm ở tốc độ phục hồi của hệ sinh thái, số lượng loài và quần thể của từng loài, ở số lượt người được nâng cao nhận thức về bảo tồn thông qua các hoạt động du lịch sinh thái và các mối đe dọa được loại trừ. Với các biện pháp bảo tồn toàn diện, hy vọng, trong tương lai không xa, Đồng Tháp Mười sẽ lại trở thành thiên đường của sếu đầu đỏ phương Đông.

Sắp trình Chính phủ đề án 50.000 nhân lực ngành bán dẫn

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong quý I năm nay sẽ trình Chính phủ đề án phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn năm 2030, định hướng đến năm 2045. Mục tiêu đào tạo được 50.000 kỹ sư phục vụ ngành trong tất cả các công đoạn của chuỗi giá trị. Theo đề án, đến năm 2045, Việt Nam trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu với đội ngũ kỹ sư, chuyên gia đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam cả về chất lượng và số lượng.

Nhu cầu 50.000 người có trình độ đại học trở lên để phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn là bài toán không dễ. Đào tạo nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn cần chú trọng theo hướng “Rộng - Sâu - Cao”, trong đó tập trung vào yếu tố “Sâu và Cao”. Điều này có nghĩa, nhân lực được đào tạo phải đạt được trình độ cao và chuyên môn sâu. Chúng ta cần phải tập trung phát triển chương trình đào tạo giảng viên, sinh viên; xây dựng giáo trình chuẩn quốc tế; đào tạo sau đại học và cơ chế thu hút nhân tài trong nước và chuyên gia quốc tế; đồng thời, triển khai các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế nhằm đào tạo đội ngũ nhân sự có chuyên môn cao theo tiêu chuẩn quốc tế; tạo môi trường trao đổi và học tập tại nước ngoài; thúc đẩy chuyển giao và học hỏi công nghệ tiên tiến.

Mục tiêu đến năm 2030 đào tạo được 50.000 kỹ sư ngành bán dẫn. Ảnh minh họa

Trong bối cảnh xu hướng của chuỗi giá trị bán dẫn đang dần dịch chuyển sang các nước Đông Nam Á, Việt Nam có đầy đủ điều kiện và yếu tố cần thiết để phát triển công nghiệp bán dẫn như hệ thống chính trị ổn định, vị trí địa lý thuận lợi, cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn, nguồn nhân lực dồi dào, cơ sở hạ tầng số ngày một phát triển. Chính phủ Việt Nam quyết tâm cao trong việc phát triển ngành công nghiệp bán dẫn; đã và đang thu hút ngày càng nhiều các tập đoàn lớn trong ngành này. Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong ngành điện tử, bán dẫn đã hiện diện và đang có kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam như Intel, Samsung, Synopsys, Qualcomm, Infineon, Amkor... Điều này là minh chứng cho vai trò then chốt và ngày càng quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.Từ năm 2001 đến năm 2021, ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu đã tăng 13% mỗi năm, đạt được 600 tỷ USD tính đến năm 2021. Ngành bán dẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt đến 1 nghìn tỷ USD vào năm 2030 theo nghiên cứu từ tập đoàn tư vấn Boston (BCG). Các nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc và Nhật Bản đều đã công bố các kế hoạch trợ cấp cho ngành sản xuất chất bán dẫn, tạo nên thế cạnh tranh trong ngành công nghệ thế giới.

Ngành công nghiệp bán dẫn đã xuất hiện ở Việt Nam từ những năm đầu thập kỷ 80 nhưng chúng ta chưa có chiến lược phát triển mang tầm quốc gia. Vì vậy, lĩnh vực này ở nước ta chưa có sự tham gia sâu của doanh nghiệp nội địa, chủ yếu là doanh nghiệp nước ngoài. Để ngành công nghiệp bán dẫn ở nước ta phát triển xứng tầm với các lợi thế sẵn có, chúng ta cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng cơ chế và chính sách riêng để thu hút và tận dụng sự đầu tư từ nước ngoài và xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phát triển tạo môi trường thuận lợi cho các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp của Việt Nam tiếp cận các công nghệ mới. Chính phủ Việt Nam đã, đang và sẽ nỗ lực chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư trong ngành bán dẫn./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Lập Tổ công tác đôn đốc triển khai đường sắt đô thị Hà Nội, TP HCM; Cầu vượt thép Mai Dịch sẽ được thông xe vào ngày 6/5; Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại thuốc lá điện tử… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến để tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân và nhà nước. Đây là yêu cầu của Chính phủ tại phiên họp lần thứ tư của Tổ công tác về cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ.

Đang giữa cái nắng nóng 39-40 độ C, hai hôm nay thời tiết Hà Nội bỗng mưa dông, sấm chớp và se lạnh khiến nhiều người không khỏi băn khoăn về những dị thường của thời tiết trong thời gian gần đây.

Cả nước đón 8 triệu lượt khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5; 5 ngày nghỉ lễ, tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí; Từ 2/5, thí sinh đăng ký thi tốt THPT năm 2024... là những thông tin sẽ có trong chương trình hôm nay.

Nắng nóng gay gắt, tiêu thụ điện tăng cao kỷ lục; Từ 2/5, sẽ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội; Kỳ nghỉ lễ năm nay, lượng du khách không tăng đột biến... là những thông tin sẽ có trong chương trình hôm nay.

Việt Nam thu hút thêm gần 9,3 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI trong 4 tháng đầu năm, trong đó Hà Nội thu hút gần 1,2 tỷ USD; Nhiều chương trình khuyến mãi, kích cầu dịp nghỉ lễ đang diễn ra tại Hà Nội; Người dân cần cảnh giác chiêu trò lừa đảo dịp lễ là những thông tin sẽ có trong chương trình hôm nay.