Khí đốt Nga nhập khẩu vào châu Âu tiếp tục tăng

Theo Viện Nghiên cứu kinh tế năng lượng và phân tích tài chính (IEEFA), lượng nhập khẩu LNG từ Nga vào EU đã tăng 18% trong nửa đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm 2023.

Bên cạnh đó, lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga qua đường ống cũng tăng trong sáu tháng đầu năm 2024. Điều này cho thấy châu Âu không chỉ chưa tiến gần đến mục tiêu loại bỏ hoàn toàn khí đốt Nga vào năm 2027 mà còn đang đi ngược lại xu hướng này.

Trước đó, khi nổ ra cuộc xung đột tại Ukraine, tại Hội nghị thượng đỉnh Versailles, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã khẳng định quyết tâm loại bỏ hoàn toàn dầu mỏ, khí đốt và than đá của Nga trước năm 2027. Kể từ đó, châu Âu đã giảm mạnh sự phụ thuộc vào dầu mỏ Nga, chỉ còn một số quốc gia, được cung cấp dầu qua đường ống, vẫn tiếp tục nhập khẩu nguồn năng lượng này.

Tuy nhiên, tình hình đối với khí đốt lại phức tạp hơn nhiều. Do sự phụ thuộc sâu vào khí đốt từ Nga, EU đã không áp đặt lệnh cấm vận đối với khí đốt. Việc châu Âu giảm hoàn toàn phụ thuộc vào khí đốt Nga trong vài năm tới vẫn còn là một thách thức lớn. Mặc dù đã có những bước tiến trong việc cắt giảm dầu mỏ Nga, nhưng LNG và khí đốt vẫn là nguồn năng lượng khó thay thế trong ngắn hạn, đặc biệt khi nhập khẩu từ Nga đang tiếp tục tăng lên.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ trưởng Quốc phòng Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đã ra tuyên bố chung, trong đó bày tỏ sự ủng hộ Liban, đồng thời cam kết hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga.

Quân đội Israel cho biết ít nhất 115 quả tên lửa đã được bắn từ Liban vào nước này trong ngày 19/10, trong bối cảnh căng thẳng giữa Israel với Iran cùng các lực lượng ủy nhiệm đang gia tăng.

Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) đã ra tuyên bố chung, trong đó bày tỏ sự “ủng hộ đối với lực lượng vũ trang Liban cũng như vai trò thiết yếu và không thể thiếu của lực lượng này đối với việc bảo vệ an ninh và ổn định của Liban”.

Hải quân Nga, Iran và Oman đã tiến hành cuộc tập trận chung mang tên IMEX 2024 tại khu vực biển Ấn Độ Dương với mục tiêu tăng cường an ninh chung tại khu vực, mở rộng hợp tác đa phương và biểu thị thiện chí cũng như khả năng bảo vệ hòa bình, tình hữu nghị và an ninh hàng hải.

Sau lần đầu tiên bị mất điện và khôi phục được một phần, Cuba tiếp tục bị mất điện toàn quốc lần thứ hai trong hai ngày.

Theo Bộ Tài chính Mỹ, năm tài chính 2024 đánh dấu mức thâm hụt cao thứ ba trong lịch sử “Xứ cờ hoa", chỉ sau hai năm 2021 và 2020 trong khi trả lãi cho nợ công tăng gần 30%.