Khi giới trẻ thích xem hơn đọc
Giới trẻ thích xem hơn đọc và lười tư duy ngôn ngữ
Dành nhiều thời gian để cho các clip giải trí trên mạng xã hội hơn là việc đọc sách, đây là hoạt động mỗi ngày của em Huy Hiệu (phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy) khi có thời gian rảnh.
Nhưng với một người có ước mơ đỗ vào một trường báo chí, Hiệu sẽ sử dụng tiếng Việt như thế nào khi hàng ngày vốn kiến thức của cậu có được là từ việc lướt xem các clip trên mạng.
Liệu việc dành quá ít thời gian để đọc sách, tăng kiến thức chủ động cho bản thân thì Hiệu sẽ xoay xở như thế nào khi mình đối mặt với việc viết lách? Đây là nỗi lo đối với chị Việt Anh - mẹ của Huy Hiệu.
Trong thời đại internet, chỉ cần biết một chút công nghệ, sử dụng Google là có thể tìm kiếm và giải đáp được bất cứ thông tin gì. Điều đó khiến cho các bạn trẻ ỉ lại vào công nghệ, lười học hỏi để tích lũy tri thức và kinh nghiệm cho riêng mình và không muốn tư duy, từ đó khiến bản thân trở nên trì trệ.
Thói quen lướt web đã giúp cho Hiệu sử dụng công nghệ rất điêu luyện. Và giờ đây với sự phát minh của trí tuệ nhân tạo (AI), một thanh niên trẻ đã trở thành một tín đồ của Chat GPT trong việc giải quyết các bài tập cần nhiều sự tư duy. Và việc lười tư duy cũng bắt đầu được hình thành, bởi Hiệu đã quen dùng những gì đã có sẵn.
Huy Hiệu không phủ nhận việc mình lười suy nghĩ, lười tư duy hơn do lạm dụng công nghệ để hỗ trợ cho việc học tập của em, thông qua việc lấy ý tưởng từ Chat GPT, sau đó em sẽ triển khai và biến những ý đó để phát triển thành ý của mình.
Không quá hứng thú với môn Ngữ văn nên em Nguyễn Trần Bình Minh (phường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm) không thể tập trung vào bài học của mình. Cứ ngồi học được một lúc em lại chuyển sang các hoạt động khác.
Với suy nghĩ của em, đây không phải là môn học cần sự tư duy mà chỉ cần học thuộc là có thể đạt điểm cao nên Bình Minh thường xin mẹ tạo cảm hứng cho môn học này bằng những phút giây xem lướt mạng.
Chị Trần Thu Hiền - mẹ Bình Minh không bằng lòng với việc con thường xuyên xem máy tính lúc học, thiếu sự tập trung nhưng thấy con mình học vẫn hiệu quả nên đành chấp nhận.
Tuy nhiên, chị Hiền đã quên mất rằng, thói quen sử dụng máy tính đã khiến con mình lười tư duy hơn trước rất nhiều. Trong khi con đang chuẩn bị bước vào chương trình giáo dục mới đòi hỏi việc tư duy, sáng tạo của học sinh ngày càng được nâng cao khi làm các đề thi.
Vậy nên, việc các em bị cuốn vào các clip trên mạng, cuốn theo các trò chơi điện tử mà bỏ qua việc bổ sung kiến thức khiến nhiều phụ huynh không khỏi lo lắng.
Thầy giáo Vũ Khắc Ngọc - Hệ thống Giáo dục Hocmai cho rằng, trong rất nhiều hoạt động của học tập và đời sống, đòi hỏi việc đọc phải tốn nhiều năng lượng hơn, tốn nhiều thời gian hơn khiến mọi người không đủ kiên nhẫn để thực hiện. Hiện nay, ngôn ngữ được sử dụng trên các mạng xã hội có tính chất suồng sã, giản đơn, thậm chí có một số trường hợp còn khá "chợ búa".
Trong khi đó, ngôn ngữ được phản ánh trong các văn bản báo chí, các văn bản có tính chất khoa học, học tập, công việc, hành chính và pháp luật… có đặc điểm rất khác. Nhưng do mất kĩ năng của việc đọc, nên hiện nay, nhiều em học sinh gặp khó khăn trong tiếp nhận kiến thức.
Ví dụ, các em học sinh phổ thông khi vào đại học sẽ phải làm quen với việc tự học và tự đọc những bộ giáo trình rất dày và thông tin trong đó chắc chắn không thể hấp dẫn như trên mạng xã hội, khiến các em không đủ kiên nhẫn để đọc. Vì vậy, việc học của nhiều em ở bậc đại học trở nên rất khó khăn.
Đề thi Ngữ văn chú trọng phát triển tư duy ngôn ngữ
Trong đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm nay, chủ đề là luận bàn về “ý nghĩa của sự tôn trọng cá tính” ít nhiều có thể tạo bất ngờ và hứng thú cho thí sinh khi làm bài. Các em học sinh có cơ hội bộc lộ quan điểm góc nhìn cá nhân về một chủ đề được xã hội bàn luận nhiều qua cách hành văn của mình.
Theo cách làm văn trước đây, học sinh trả bài cho thầy cô theo cách càng đúng ý thầy cô bao nhiêu, điểm càng cao bấy nhiêu, vốn đã là sự triệt tiêu cá tính sáng tạo. Đề bài yêu cầu trình bày “suy nghĩ, cảm nhận của học sinh nhưng đáp án lại là suy nghĩ, cảm nhận của thầy cô”.
Bắt đầu từ năm 2025, giáo dục Việt Nam hoàn chỉnh một chặng đường đổi mới theo cách học và thi của Chương trình giáo dục 2018, khi các ngữ liệu trong đề thi hoàn toàn là những văn bản bên ngoài sách giáo khoa.
Điều này mang đến hy vọng đề thi Ngữ văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm tới sẽ đem lại nhiều hứng thú, thách thức và cơ hội cho các thí sinh yêu văn chương, ham hiểu biết, khám phá, có tư duy độc lập, không thích đi theo lối mòn.
Để đọc là một thói quen
Thực tế, không có điều gì là bất di bất dịch, mãi mãi không thay đổi. Ngay cả trong việc rèn luyện tư duy ở trẻ, quá trình học tập, trẻ sẽ được tiếp nhận rất nhiều kiến thức mới, việc chúng ta đưa đến cho trẻ nhưng phương pháp học tập, những giờ đọc sách mỗi ngày cùng con ngay từ lúc bé là có thể dễ dàng làm được.
Sách là nguồn tri thức vô hạn của nhân loại. Đọc sách là để nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, bồi dưỡng cho tâm hồn, là nhu cầu chính đáng của mỗi người. Chúng ta có thể trải nghiệm, học tập, làm giàu thêm vốn sống của bản thân qua mỗi trang sách. Đọc sách còn thể hiện nét đẹp văn hóa trong đời sống xã hội
Sự tương tác giữa cha mẹ và con cái trong quá trình xây dựng thói quen đọc không những góp phần gắn kết cha mẹ với trẻ mà còn đồng thời thúc đẩy sự phát triển trí não của trẻ. Tuy nhiên, cũng cần hình thành cho mình một thói quen hàng ngày để việc đọc không chịu bất kỳ sự áp lực nào, để nó trở thành nhu cầu bình thường trong đời sống hàng ngày.
Để học sinh không lơ là học tập, trường đại học sẽ không được công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm trước 31/5, theo đề xuất của lãnh đạo Bộ Giáo dục.
Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy (TSA) trong tháng 1-4/2025 với khoảng 75.000 lượt thi, tăng 25.000 lượt so với năm ngoái.
STEAM for Vietnam, UNICEF Việt Nam, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, Tổ chức Scratch và Đại học Bách Khoa Hà Nội vừa phối hợp tổ chức sự kiện STEAMese Festival 2024 với chủ đề “Phiêu lưu đến thế giới 3000 - Khơi nguồn sáng tạo và định hình tương lai cùng STEAM”.
Từ ngày 15/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức bỏ thi thăng hạng, chuyển sang chỉ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên.
Quận Hoàng Mai vừa tổ chức chung khảo liên hoan Vũ điệu tuổi hồng học sinh phổ thông chào mừng 70 năm thành lập ngành giáo dục Hà Nội.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội vừa ký ban hành kế hoạch liên ngành thực hiện công tác y tế trường học năm học 2024-2025.
0