Khi nào thì học sinh THCS, THPT được nghỉ học?

Các đợt không khí lạnh mạnh tăng cường liên tiếp đang khiến nhiều tỉnh thành miền Bắc chìm trong giá rét, vậy nhiệt độ hạ thấp xuống bao nhiêu độ thì học sinh THCS, THPT được nghỉ học?

Trong khung kế hoạch thời gian năm học 2023 - 2024, Bộ GD&ĐT nêu rõ: Giám đốc Sở GD&ĐT quyết định cho học sinh nghỉ học trong trường hợp thời tiết quá khắc nghiệt, thiên tai và bố trí học bù; bảo đảm thời gian nghỉ của giáo viên trong năm học.

Với quy định này, việc quyết định cho phép học sinh nghỉ học khi thời tiết khắc nghiệt như quá lạnh, quá nóng sẽ do Giám đốc Sở GD&ĐT của từng địa phương quy định. Theo quy định của nhiều Sở GD&ĐT khu vực phía Bắc, học sinh mầm non, tiểu học nghỉ học khi nhiệt độ ngoài trời dưới 10 độ C. Nếu trời rét dưới 7 độ C, học sinh các trường THCS, THPT sẽ được nghỉ, học tại nhà.

Việc quyết định cho phép học sinh nghỉ học khi thời tiết khắc nghiệt như quá lạnh, quá nóng sẽ do Giám đốc Sở GD&ĐT của từng địa phương quy định

Sở GD&ĐT Hà Nội đề nghị trưởng phòng giáo dục và đào tạo, hiệu trưởng các nhà trường duy trì việc theo dõi thông tin về nhiệt độ ngoài trời của khu vực Hà Nội trong những ngày trời rét đậm, rét hại được phát tại bản tin dự báo thời tiết trong chương trình "Chào buổi sáng" trên kênh VTV1, Đài truyền hình Việt Nam, chương trình "Hà Nội buổi sáng" trên kênh H1, Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội vào 6h sáng hằng ngày.

Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc cũng thông báo đến toàn thể phụ huynh, các trường học cho học sinh mầm non, tiểu học nghỉ tránh rét khi nhiệt độ ngoài trời xuống dưới 10 độ C. Còn với bậc THCS và THPT được nghỉ khi nhiệt độ dưới 7 độ C. Đồng thời lưu ý các trường không tổ chức hoạt động tập trung học sinh ngoài trời trong những ngày rét đậm, rét hại. Các trường cần phối hợp với cha mẹ học sinh nhắc nhở học sinh mặc đủ ấm, ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, giữ gìn sức khỏe. Bên cạnh đó, nhà trường sẽ không bắt buộc học sinh mặc đồng phục trong những ngày trời rét, đồng thời tăng cường kiểm tra và sửa chữa kịp thời cửa các phòng học, phòng chức năng, phòng bán trú, phòng ăn... bảo đảm tránh gió lùa, đủ ánh sáng và giữ ấm cho học sinh.

Tỉnh Phú Thọ cho học sinh mầm non và tiểu học nghỉ học trong điều kiện nhiệt độ thấp nhất ngoài trời khu vực Phú Thọ dưới 10 độ C, học sinh THCS, THPT nghỉ học khi nhiệt độ thấp nhất ngoài trời dưới 7 độ C.

Địa phương hướng dẫn các trường học theo dõi diễn biến của thời tiết trong chương trình “Chào buổi sáng” của Đài truyền hình Việt Nam phát sóng lúc 6h15 và Đài Phát thanh - Truyền hình Phú Thọ hàng ngày để chủ động thông báo đến phụ huynh cho học sinh tạm nghỉ học.

Bắc Giang yêu cầu các trường chủ động ứng phó với các đợt rét đậm, rét hại, thường xuyên theo dõi thông tin về nhiệt độ ngoài trời được phát tại các Bản tin dự báo thời tiết trên kênh VTV1 Đài truyền hình Việt Nam và Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Giang vào khoảng 6h hàng ngày.

Căn cứ vào thời tiết thực tế tại mỗi địa phương, các nhà trường được phép chủ động cho học sinh nghỉ học (mầm non, tiểu học nghỉ học khi nhiệt độ từ 10 độ C trở xuống; THCS nghỉ học khi nhiệt độ từ 7 độ C trở xuống). Các trường thông báo rõ quy định nghỉ rét tới tất cả các học sinh và phụ huynh học sinh qua các phương tiện liên lạc.

Còn tại tỉnh Nam Định quy định, trẻ em mầm non nghỉ học khi nhiệt độ ngoài trời dưới 10 độ. Học sinh tiểu học chuyển sang học trực tuyến khi nhiệt độ ngoài trời dưới 10 độ C. Còn bậc THCS, THPT chuyển sang học trực tuyến khi nhiệt độ ngoài trời dưới 7 độ C. Đồng thời cũng yêu cầu các trường trong những ngày rét đậm, rét hại, căn cứ điều kiện thời tiết mỗi vùng, có thể điều chỉnh thời gian học, sao cho học sinh không phải đến trường quá sớm. Trường hợp học sinh đến trường muộn vì lý do thời tiết, cần giải quyết để học sinh không phải nghỉ học.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 1/11, Diễn đàn Quốc tế hoá Giáo dục Đại học lần thứ 7 đã diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của gần 100 trường đại học của Việt Nam và các nước, các tổ chức giáo dục, cùng 25 Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam.

Góp ý vào dự thảo mới của Bộ GD&ĐT, nhiều ý kiến của giáo viên cho rằng, nên công bố ngay tên các môn thi từ đầu năm học và không nên đợi đến tận cuối tháng 3 hằng năm, tránh gây áp lực không cần thiết cho học sinh.

Giai đoạn 2025 - 2030, hình thức thi tốt nghiệp THPT giữ ổn định phương thức thi trên giấy đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay môn thứ ba thi lớp 10 do các địa phương lựa chọn, nhưng với nguyên tắc hàng năm sẽ thay đổi, tránh chuyện học tủ, học lệch.

Ngày 31/10, tại Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020 - 2024 và chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: Giáo dục toàn diện để phát triển con người Việt Nam cả đức, trí, thể, mỹ luôn là tư tưởng xuyên suốt của Đảng và Nhà nước.