Khí thế mới cho phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng

Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được chính thức công bố. Bản quy hoạch được đánh giá là có ý nghĩa lớn trong việc tạo khí thế mới cho vùng kinh tế có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng để tạo đột phá phát triển nhanh, bền vững cho đất nước.

Với 11 tỉnh, thành phố trong đó thủ đô Hà Nội là hạt nhân, vùng đồng bằng sông Hồng đã giành được nhiều sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc đẩy nhanh hệ thống hạ tầng giao thông liên kết vùng. Đây là cơ sở quan trọng để tạo một không khí phát triển mới tại nhiều địa phương trong vùng, giúp tăng trưởng của vùng được cải thiện tích cực.

Theo mục tiêu của Quy hoạch vùng, đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn vùng bình quân khoảng 9,0-9,5%/năm. GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đến năm 2030 đạt khoảng 11.000-12.000 USD/người.

Vùng đồng bằng sông Hồng đã giành được nhiều sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc đẩy nhanh hệ thống hạ tầng giao thông liên kết vùng.

Quy hoạch đã tạo ra những khí thế mới cho sự phát triển của vùng. Quy hoạch cũng đặt ra nhiệm vụ phát triển vùng phải phát huy vai trò và khai thác hiệu quả các thế mạnh về địa chính trị, địa kinh tế, điều kiện tự nhiên và các giá trị văn hoá, lịch sử; hành lang, vành đai kinh tế, cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế, hệ thống đô thị. Nhiều địa phương cho rằng, việc quan tâm và có cơ chế đặc thù để phát triển dựa trên tiềm năng lợi thế về di sản thiên nhiên và văn hóa tại vùng có ý nghĩa rất quan trọng.

Bên cạnh hệ thống hạ tầng giao thông, nhiều chuyên gia kinh tế cũng đề xuất việc tập trung cơ chế chính sách đào tạo nguồn nhân lực, đẩy mạnh hạ tầng kết nối số sẽ tạo cơ sở quan trọng để vùng đồng bằng sông Hồng hiện thực hóa mục tiêu trở thành trung tâm hàng đầu của cả nước về văn hoá, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, xã hội số, y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác của Trung ương đã dự Lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai - nơi vào tháng 9/2024 xảy ra thảm hoạ lũ quét, sạt lở đất do bão số 3 gây ra, làm hàng chục người dân thiệt mạng, hàng chục ngôi nhà bị vùi lấp, cuốn trôi.

Sáng nay (22/12), tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh, Metro Bến Thành - Suối Tiên chính thức được đưa vào khai thác thương mại.

Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe, cùng với đề xuất sửa đổi quy định về sân tập lái xe.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Công văn số 4291/UBND-ĐT về việc nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Trong đó, đặc biệt xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật về giao thông.

Ngày 22/12, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu cột mốc lịch sử trong hành trình phát triển giao thông đô thị của TP.HCM, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Sở GTVT Hà Nội ra thông báo cấm tất cả các phương tiện và người tham gia giao thông lưu thông trên tuyến đường Văn Khê (trước tòa nhà V3 Victoria Văn Phú) trong khung giờ từ 23h00 ngày 22/12/2024 đến 3h00 ngày 23/12/2024, để phục vụ thi công cầu vượt cho người đi bộ (quận Hà Đông, TP Hà Nội).