Khó đạt chỉ tiêu quản lý sức khoẻ cho người dân | Hà Nội tin mỗi chiều

Khó đạt chỉ tiêu quản lý sức khoẻ cho người dân; Chấn chỉnh tài xế xe buýt vi phạm giao thông... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Khó đạt chỉ tiêu quản lý sức khoẻ cho người dân 

Hà Nội phấn đấu đến năm 2025 có 100% người dân được quản lý về sức khoẻ. Tuy vậy, đến nay tỷ lệ này đạt khoảng 85%. Theo các địa phương, chỉ tiêu này khó thực hiện trong điều kiện hiện nay. Mỗi khi ốm đau, bệnh tật, người dân ít tìm đến trạm y tế xã mà thường vượt tuyến lên trên. Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng này là chất lượng đội ngũ y, bác sĩ tại tuyến y tế cơ sở còn hạn chế. Chưa kể nhiều trạm y tế cấp xã còn chưa có bác sỹ. Hiện toàn thành phố vẫn còn 60 trạm y tế chưa có bác sỹ chính thức. Bên cạnh đó, tiến độ đề xuất chủ trương đầu tư cơ sở y tế của các huyện còn chậm. Người dân ai cũng muốn được đi khám chữa gần, tiện lợi, tuy nhiên, nhiều cơ sở y tế địa phương lại không có bác sỹ, hoặc cơ sở vật chất thiếu thốn khiến người bệnh không tin tưởng.

Thực tế, không chỉ riêng đối với Hà Nội, tất cả cơ sở y tế công trên cả nước hầu như rất thiếu hụt nguồn nhân lực. Thiếu hụt nguồn nhân lực ở đây liên quan nhiều yếu tố. Thứ nhất, những hệ lụy, hậu quả từ đại dịch dịch Covid-19 tác động nghiêm trọng đến tinh thần, tâm lý bác sĩ. Thứ hai là chế độ, chính sách đãi ngộ của ngành còn khó khăn. Thứ ba, cơ sở y tế tư nhân phát triển với chế độ đãi ngộ rất cao.

Khủng hoảng y tế hiện nay không chỉ bao phủ ở những bệnh viện lớn mà len lỏi cả ở y tế cơ sở. Và không chỉ vấn đề thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư tiêu hao mà thu nhập, môi trường làm việc chưa đủ hấp dẫn trở lại để thu hút, giữ chân nhân viên y tế. Theo đánh giá của Bộ Y tế, cả nước vẫn còn khoảng 20% số xã chưa có bác sĩ, phải luân phiên bác sĩ từ tuyến huyện về khám, chữa bệnh một số ngày trong tuần. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều trạm y tế xã năng lực chuyên môn của thầy thuốc còn yếu, chưa thực hiện được hết danh mục kỹ thuật theo quy định, chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của nhân dân.

Nhiều chuyên gia cho rằng, cần có cơ chế bắt buộc các bác sĩ mới tốt nghiệp có thời gian thực hành tại y tế cơ sở. Đã có quy định tốt nghiệp phải có 18 tháng thực hành để được cấp chứng chỉ hành nghề, phải có quy định trong 18 tháng có bao nhiêu tháng xuống y tế cơ sở; đồng thời, nên có chính sách bắt buộc các bác sĩ có nghĩa vụ công tác tại y tế cơ sở trong khoảng thời gian nhất định. Nhiều nước đã có chính sách này. Nếu chúng ta mạnh dạn học hỏi, áp dụng, thì y tế cơ sở sẽ không khuyết vắng bác sỹ tận tâm, giỏi nghề. Các chính sách đối với y tế cơ sở cần rõ ràng, minh bạch, đầy đủ, đảm bảo các điều kiện thực hiện theo hướng phát triển y tế cơ sở. Bên cạnh đó cần đảm bảo điều kiện sống, điều kiện làm việc, chế độ chính sách để lực lượng cán bộ, nhân viên y tế yên tâm ở lại làm việc tại y tế cơ sở.

Tại Hà Nội, Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục phối hợp Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Quy hoạch Kiến trúc có các văn bản hướng dẫn, tổng hợp đề xuất đối với các dự án xã hội hóa bệnh viện và đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án bệnh viện. Uỷ ban nhân dân Thành phố đã ban hành các văn bản về phát triển nguồn nhân lực ngành Y tế Hà Nội giai đoạn 2022-2025. Bài toán về y tế cơ sở hoàn toàn có thể giải quyết khi chúng ta có những bước đi và định hướng phù hợp vì lợi ích sức khỏe của nhân dân.

Chấn chỉnh tài xế xe buýt vi phạm giao thông

Với tâm lý nghĩ rằng xe buýt là phương tiện hành khách công cộng được ưu tiên, nhiều tài xế đã cố tình vi phạm an toàn giao thông, ngang nhiên vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, chạy trên vỉa hè... gây mất an toàn và gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Đã có không ít tai nạn thương tâm xảy ra khiến người dân ngày càng bức xúc. Gần đây nhất, phải kể vụ tài xế xe buýt lấn làn, chặn đầu ô tô bị xử phạt 5 triệu và tước giấy phép lái xe hai tháng. Trước đó, hàng loạt các tài xế với lỗi dừng đỗ đón khách không đúng nơi quy định gây cản trở phương tiện khác, lạng lách, không cài dây an toàn, khi vào điểm đón không bật tín hiệu cảnh báo cũng đã bị lực lượng công an thành phố Hà Nội xử lý. Đáng chú ý, tình trạng này diễn ra khắp cả nước. Vừa qua, Hà Tĩnh phạt 12 triệu và tước giấy phép lái xe một tài xế xe buýt vi phạm nồng độ cồn. Thành phố Hồ Chí Minh đình chỉ công tác với tài xế xe buýt gây hấn với người tham gia giao thông… Những vụ việc như thế từng xảy ra tại Đồng Nai, Thừa Thiên Huế,… khiến dư luận không mấy thiện cảm với đội ngũ lái xe buýt.

Theo Phòng cảnh sát giao thông Công an Hà Nội, thông thường các tài xế xe buýt cho rằng loại hình vận tải công cộng không bị xử lý nên họ thường chủ quan. Xe buýt là một loại phương tiện giao thông đường bộ, vì vậy khi tham gia giao thông phải tuân thủ các quy định của Luật Giao thông. Các mức xử phạt vi phạm của tài xế xe buýt được quy định ở Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Theo đó, hành vi bấm còi liên tục có thể bị phạt hành chính từ 600.000 – 800.000 đồng; hành vi chạy xe không đúng phần đường hoặc làn đường bị phạt từ 800.000 – 1,2 triệu đồng; hành vi chuyển làn không đúng nơi cho phép bị phạt từ 300.000 – 400.000 đồng. Các hành vi chửi bới, cư xử thô tục còn có thể bị xử phạt từ 100.000 – 300.000 đồng theo điểm a, khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Lực lượng cảnh sát giao thông thành phố Hà Nội sẽ xử lý nghiêm các vi phạm để hạn chế tình trạng ùn tắc, không loại trừ loại xe nào. Không chỉ bằng hình thức kiểm tra trực tiếp mà còn xử lý qua hình ảnh camera giám sát để không làm ảnh hưởng tới lộ trình đi lại của hành khách trên xe, qua đó cũng có chế tài răn đe, xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm. Những ngày cuối năm, lượng người và phương tiện tham gia giao thông sẽ luôn ở mức cao. Do đó, việc xử lý tuyên truyền đến tất cả các loại hình phương tiện sẽ góp phần bảo đảm an toàn giao thông cho người dân, tạo sự công bằng trong việc chấp hành các quy định của pháp luật./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tỷ lệ chọi lớp 10 công lập ở Hà Nội cao nhất 1/3,1; Hà Nội thí điểm quản lý thuế kinh doanh thương mại điện tử tại quận Hoàn Kiếm; Việt Nam được đề cử ở nhiều hạng mục của World Travel Awards 2024… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Bãi giữa sông Hồng sẽ thành công viên văn hóa; Bộ phận một cửa các cấp ở Hà Nội triển khai không dùng tiền mặt từ 1/6; Điểm mới trong công tác đăng ký và quản lý phương tiện xe ở Hà Nội… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Kinh doanh qua mạng hết thời trốn thuế; Con người là trung tâm để phát triển đồng bằng sông Hồng; Người điều khiển xe máy chiếm tỷ lệ tử vong cao nhất trong tai nạn giao thông... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội dự kiến dành hơn 17 nghìn tỷ đồng để mở rộng gấp đôi đường Láng, giải bài toán ùn tắc Ngã Tư Sở; Hà Nội sẽ có bản đồ số về ngập lụt để cảnh báo cho người dân; Hơn 2.000 viên thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ giảm cân bị làm giả một cách tinh vi vừa bị lực lượng quản lý thị trường TP Hà Nội phát hiện thu giữ… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Lần đầu tiên Việt Nam ghép tạng thành công cho bệnh nhân suy gan tối cấp, sự sống tính bằng giờ; Mỗi năm Việt Nam cần hàng nghìn tỷ đồng để điều trị cho tất cả các bệnh nhân Thalassemia; Giả danh công an lừa đảo chiếm đoạt 15 tỷ đồng của người phụ nữ Hà Nội... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội có 38 tuyến xe buýt đã thí điểm hệ thống vé điện tử; Lo ngại thiếu nước, Hà Nội tăng khai thác nước ngầm; Học sinh vi phạm ATGT sẽ bị gửi thông báo về nhà trường... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.