Khó giải ngân gói 120.000 tỷ, có nên dùng vốn chính sách?

Được triển khai từ đầu năm 2023, tuy nhiên, đến nay gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng mới chỉ giải ngân được hơn 600 tỷ đồng, tức là chưa đến 1%. Việc chậm giải ngân gói tín dụng này khiến mục tiêu hiện thực hóa đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội khó hoàn thành.

Câu hỏi đặt ra là có nên tiếp tục khơi thông gói 120 nghìn tỷ hay là thay bằng nguồn vốn chính sách? Đây cũng là ý kiến được đưa ra tại cuộc làm việc giữa Đoàn giám sát của Quốc hội với các bộ ngành mới đây.

Kể từ 01/01/2024, lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội của các ngân hàng tiếp tục giảm xuống 8%/năm và 7,5%/năm. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, đây vẫn là mức khá cao để có thể vay xây nhà ở xã hội (NƠXH). Và với mức lãi suất này cũng khó để người thu nhập thấp có thể chi trả.

Bên cạnh việc đề xuất tháo gỡ những điểm nghẽn, tại cuộc làm việc của đoàn giám sát của Quốc hội với các bộ ngành, có đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, hoạt động kinh doanh của ngân hàng phải có lợi nhuận, trong khi người thu nhập thấp mong muốn có nhà ở giá rẻ.

Vậy việc vay vốn ngân hàng thương mại để làm NƠXH liệu có khả thi hay không? Bởi NƠXH là sản phẩm của chính sách nên cần có cơ chế để có nguồn vốn chính sách với lãi suất hấp dẫn hơn thị trường.

Những vướng mắc về mặt pháp lý cũng là nguyên nhân dẫn tới các tổ chức tín dụng chưa có cơ sở để cấp tín dụng cho chủ đầu tư dự án.

Đại diện một số tổ chức tín dụng cho rằng, thực tế hiện nay, điều kiện để có thể mua nhà ở xã hội khá khắt khe, nên đối tượng đáp ứng được rất hạn chế. Do đó, chủ đầu tư chưa mặn mà triển khai vì thiếu đầu ra. Những vướng mắc về mặt pháp lý cũng là nguyên nhân dẫn tới các tổ chức tín dụng chưa có cơ sở để cấp tín dụng cho chủ đầu tư dự án.

Trước sự ách “tắc” giải ngân gói tín dụng 120 nghìn tỷ, Bộ Xây dựng cho biết, cơ quan này đã có hướng dẫn một số địa phương lược bỏ nhiều điều kiện để các chủ đầu tư dự án sớm được tiếp cận với vốn vay các ngân hàng.

Trước các đề xuất này, một số thành viên đoàn giám sát đã đề nghị các bộ ngành tiếp tục đề xuất giải pháp về rút gọn thủ tục pháp lý đối với các dự án xây dựng NƠXH, nhà ở cho công nhân…Đồng thời, vận dụng sáng tạo, mở rộng đối tượng tham gia được vay vốn từ gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng để mục tiêu hoàn thành 1 triệu căn nhà ở xã hội vào năm 2030 khả thi hơn./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung kiểm soát việc mua đi, bán lại các bất động sản trao tay nhiều lần.

Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh vừa tiếp tục kiến nghị khẩn UBND thành phố về việc tổ chức cuộc họp để giải quyết hồ sơ đất đai từ ngày 1/8/2024.

Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng vừa thông báo mở bán gần 100 căn nhà ở xã hội thuộc Khu đô thị xanh Bàu Tràm Lakeside (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu) của Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng.

Cuối tháng 9 và đầu tháng 10, hơn 80 lô đất tại hai huyện Đan Phượng và Thanh Oai dự kiến sẽ được mang ra đấu giá, với mức giá khởi điểm thấp nhất 5,3 triệu đồng/m2.

Huyện Sóc Sơn đề nghị UBND các xã, thị trấn và Công ty Điện lực Sóc Sơn phối hợp rà soát, ngừng cung cấp điện đối với các trường hợp có vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng, phòng cháy chữa cháy.

Khi nhiều người đầu cơ cùng bắt tay thổi giá đất tại các cuộc đấu giá, họ sẵn sàng bỏ cọc bởi mục đích là hướng tới đẩy giá và thoát hàng tại các khu vực khác.