Khó khăn trong xử lý hành vi ném đất, đá lên tàu

Theo thống kê của ngành Đường sắt, trong nửa đầu năm 2024 đã xảy ra 75 vụ ném đất đá lên tàu. Đây là hành vi gây mất an toàn đường sắt và vi phạm pháp luật, song vẫn còn thiếu những biện pháp để xử lý triệt để hành vi này.

Vào ngày 10/7 vừa qua khi, hành vi ném đá đã khiến một lái tàu bị chấn thương nặng. Đây là hành vi vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng và làm mất an toàn đường sắt, làm hư hỏng tài sản của nhà nước. Tuy nhiên vẫn còn thiếu những biện pháp để xử lý triệt để hành vi này.

Hành vi ném đất, ném đá hoặc chất bẩn lên các chuyến tàu không phải quá mới lạ, nhưng đây luôn là vấn đề nhức nhối, bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó rất khó để nhanh chóng giải quyết triệt để.

Một lái tàu đã bị chấn thương nặng vùng đầu do hành vi ném đá lên tàu.

"Việc truy tìm các đối tượng này cũng rất khó khăn, bởi người ta không ném trực diện mà ném ngang đoàn tàu hoặc nấp không để cho camera nhìn thấy. Những đoàn tàu chạy đêm thì việc xác định thời điểm ném cũng rất khó khăn." - Ông Trần Cao Thắng – Trưởng ban An ninh, an toàn – Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam nói.

Trước tình hình thực tế, đường sắt Việt Nam cũng đã làm việc với Ban An toàn giao thông và các cơ quan chức năng có liên quan, phối hợp với chính quyền, công an địa phương đến từng hộ dân đề nghị ký cam kết để gia đình nhắc con cái không ném đất, đá lên tàu.

Nói về việc phối hợp với các địa phương tuyên truyền và nhắc nhở các hộ dân về hành vi ném đất, đá lên đoàn tàu, ông Trần Cao Thắng – Trưởng ban An ninh, an toàn – Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết:"Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cũng đã thực hiện các phóng sự về luật cũng như tác hại để người dân hiểu biết. Nếu chỉ có nỗ lực của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thì cũng rất khó. Mong sự vào cuộc của chính quyền địa phương và của các gia đình để không xảy ra sự việc như vậy."

Người ném đất đá lên tàu sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng.

Biện pháp tuyên truyền đến người dân đã được xây dựng từ lâu, luật cũng đã có quy định, người ném đất đá lên tàu sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng. Tuy nhiên, theo chia sẻ của đại diện Ban An ninh, an toàn – Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, đối tượng ném đất dá lên tàu đa số là các em học sinh hoặc thanh thiếu niên chưa đủ tuổi thành niên. Do vậy, việc xử lý chế tài mạnh cũng rất khó.

"Đối tượng thường là các cháu nhỏ hiếu kì, thách đố nhau để ném cho vui chứ cũng không hiểu tác hại. Tiếp đó là đối tượng lớn hơn một chút. Họ nhậu nhẹt, chơi bời gần đường sắt và không cố ý ném, nhưng họ vẫn chưa hiểu tác hại của việc ném đất đá đó. Nguy hiểm nhất là ném trúng đầu máy làm bị thương lái tàu hoặc hỏng đầu máy thì sẽ không chạy được và đoàn tàu sẽ phải ngừng." - Ông Trần Cao Thắng – Trưởng ban An ninh, an toàn – Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam nói.

6 tháng đầu năm 2024, trên các tuyến đường sắt đã xảy ra 75 vụ ném đất, đá lên tàu.

Hành vi ném đất, đá lên tàu không những vi phạm pháp luật, đe dọa trực tiếp đến an toàn tàu chạy mà còn gây ảnh hưởng đến tâm lý và tiến trình di chuyển của hành khách đi tàu.

Chỉ tính 6 tháng đầu năm 2024, trên các tuyến đường sắt đã xảy ra 75 vụ ném đất, đá lên tàu, gây thiệt hại vỡ 79 kính đầu máy, toa xe. Trong đó, hành vi này xảy ra nhiều ở các địa phương: Khánh Hòa: 18 vụ; Đồng Nai: 15 vụ; Bình Định 08 vụ; Quảng Nam: 08 vụ; Bình Thuận và Thừa Thiên Huế: mỗi địa phương 05 vụ; Quảng Trị, Quảng Ngãi và Ninh Thuận: mỗi địa phương 04 vụ.

Theo chia sẻ của đại diện Công ty Đường sắt Việt Nam, thiệt hại ước tính gần một trăm triệu đồng trong việc thay kính mới cho các toa tàu. Bên cạnh đó, có những ảnh hưởng từ việc ném đất, đá lên tàu hỏa không tính được bằng con số, như mất thời gian sửa chữa khiến tàu không thể hoạt động và ảnh hưởng đến tinh thần, sự thoải mái của hành khách trên mỗi chuyến đi.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo quyết định của Cục Hàng không Việt Nam, 4 sân bay Vân Đồn, Cát Bi, Nội Bài, Thọ Xuân sẽ tạm dừng khai thác tàu bay trong một số khung giờ ngày 7/9.

Cục Hàng không Việt Nam vừa phát công điện khẩn gửi các đơn vị có liên quan trong ngành hàng không yêu cầu khẩn trương ứng phó với bão số 3.

Nhà máy bảo dưỡng, sửa chữa tên lửa lớn nhất Việt Nam là nhà máy A31 trực thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân.

Một chiếc máy bay hạng nhẹ đang bay trong cuộc thi lấy bằng bất ngờ gặp trục trặc động cơ, đã rơi trên đường cao tốc thuộc thành phố Đại Liên, Trung Quốc.

Các hãng hàng không đã tăng cường khai thác và cung cấp hàng trăm nghìn ghế, đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp lễ 2/9.

Rất nhiều vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọng xảy ra, mà một trong những nguyên nhân là do người dân tự mở các lối băng ngang, tạo giao cắt bất hợp pháp giữa đường bộ với đường sắt.