Khó khăn trong xử lý người đi bộ vi phạm giao thông

Không ít người đi bộ vi phạm luật giao thông đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên hầu hết các tuyến phố ở Hà Nội. Tuy nhiên, hiện nay, việc xử phạt người đi bộ vi phạm Luật Giao thông đường bộ còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện tượng đi bộ qua đường không đúng quy định xảy ra chủ yếu tại những nơi tập trung nhiều trường cao đẳng, đại học, toà nhà văn phòng. Mặc dù nhiều khu vực đã bố trí hầm dành cho người đi bộ hay cầu vượt với khoảng cách hợp lý cho người dân, tuy nhiên không ít người vẫn tranh thủ băng qua đường vì ngại lên cầu hoặc xuống hầm đi bộ.

Khi bị nhắc nhở và xử phạt, bạn Nguyễn Văn Việt, sinh viên năm 2 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cảm thấy ngỡ ngàng vì không nghĩ đi bộ cũng vi phạm luật. "Bình thường em vẫn đi qua đường ở đây nhưng hôm nay lại bị nhắc nhở ạ. Em cũng đang vội với trường em cũng ở gần ngay đây. Nếu mà đi cầu vượt như kia em sẽ bị muộn học mất nên em qua đường ở đây luôn dù hơi nguy hiểm nhiều xe một chút ạ."

Sang đường tuỳ ý, không đúng nơi quy định tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn. (Ảnh: Internet)

Có rất nhiều lý do được đưa ra khi cơ quan chức năng xử lý những người đi bộ vi phạm, hầu hết đều là vì thói quen dẫn đến sự bất chấp của bản thân. Tuy nhiên cũng có người nhận thức rất rõ những nguy hiểm tiềm ẩn khi sang đường tuỳ ý, không đúng nơi quy định.

Nhà ngay gần bến xe, chị Nguyễn Minh Ngọc, sống tại phố Vọng, quận Thanh Xuân ngày nào cũng chứng kiến cảnh người dân vượt giải phân cách để đi qua đường. "Tôi thấy việc này rất là nguy hiểm. Nhiều người, nhất là gần những bến xe còn bế cả con nhỏ để chạy qua đường. Mà đường thì toàn đường to, xe tải xe khách lao ầm ầm."

Theo quy định tại Điểm a, khoản 1, Điều 9 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người đi bộ không đi đúng phần đường quy định; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn sẽ bị xử phạt từ 60.000- 100.000 đồng.

Theo Phòng Cảnh sát giao thông (Công an Thành phố Hà Nội), thời gian qua hiện tượng người dân tùy tiện đi bộ qua đường tại nhiều khu vực nội thành rất phổ biến gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Thiếu tá Lê Văn Đông, phòng cảnh sát giao thông Công an Thành phố Hà Nội cho biết đơn vị sẽ tăng cường công tác tuyên truyền và xử lý những trường hợp vi phạm.

Trên thế giới, có nhiều nước xử phạt rất nặng đối với hành vi đi bộ không đúng quy định. Ở Singapore, luật xử lý người đi bộ vi phạm có hiệu lực từ tháng 7 năm 2014. Đây được coi là hành vi nguy hiểm cho các phương tiện lưu thông trên đường. Trong số các hành vi vi phạm có vượt qua ngã tư mà không chờ đèn tín hiệu hoặc sang đường ở khu vực cấm.

Ở Mỹ, người đi bộ vi phạm được coi là một loại tội trạng nhưng ở mức độ nhẹ. Hình thức chủ yếu là phạt tiền và số tiền phạt ở mỗi Bang cũng khác nhau. Ở một số Bang, người đi bộ không tuân thủ đèn tín hiệu giao thông sẽ áp dụng hình phạt như một ô tô vượt đèn đỏ.

Trên thế giới, có nhiều nước xử phạt rất nặng đối với hành vi đi bộ không đúng quy định (Ảnh: Internet)

Còn tại Việt Nam, Quyết định xử phạt người đi bộ vi phạm luật giao thông đường bộ đã có hiệu lực từ năm 2016. Tuy nhiên theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Công ty luật sư SB Law, thời gian qua, việc xử lý người đi bộ của các cơ quan chức năng còn rất hạn chế, chính vì vậy, tình trạng vi phạm liên tục diễn ra.

Theo quy định hiện hành, người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn. Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, người đi bộ phải quan sát các xe đang tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn.

Để phòng, tránh tai nạn có liên quan đến bản thân và giữ an toàn cho những người điều khiển phương tiện khác, người đi bộ cần chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Tuyệt đối không chủ quan, lơ là, gây ra những tai nạn đáng tiếc.

Hi vọng thời gian tới, với việc kiên quyết xử lý của các cơ quan chức năng cộng với ý thức của mỗi người tham gia giao thông, tình trạng người đi bộ vi phạm sẽ giảm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sở GTVT Hà Nội ra thông báo cấm tất cả các phương tiện và người tham gia giao thông lưu thông trên tuyến đường Văn Khê (trước tòa nhà V3 Victoria Văn Phú) trong khung giờ từ 23h00 ngày 22/12/2024 đến 3h00 ngày 23/12/2024, để phục vụ thi công cầu vượt cho người đi bộ (quận Hà Đông, TP Hà Nội).

Cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ đã chính thức triển khai thi công theo lệnh khẩn cấp, yêu cầu hoàn thành xây dựng và đưa công trình vào khai thác trong năm 2025 nhằm nhanh chóng giải quyết tình trạng đứt gãy giao thông.

Theo Thông tư 73/2024/TT-BCA có hiệu lực từ ngày1/1/2025, về công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, công an có thể khai thác dữ liệu từ camera hành trình để xử lý vi phạm.

Với sự kết nối mạnh mẽ và sự đa dạng của các ngành nghề, người trẻ đang đứng trước những cơ hội đầy hứa hẹn. Họ chọn những con đường sáng tạo hơn, chủ động hơn trong công việc. Không ít người đã rẽ lối sang công việc tự do để theo đuổi đam mê, mong muốn tự do thể hiện bản thân mình.

Theo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, rác thải nhựa từ thương mại điện tử có thể đạt 800.000 tấn vào năm 2030 nếu không có giải pháp đóng gói bền vững.

Sáng 22/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành Dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên), thôn Nậm Tông (xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) và thôn Kho Vàng (xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai).