Kho xưởng xây dựng trái phép, mất an toàn vẫn tồn tại

Theo ghi nhận của phóng viên Đài Hà Nội, nhiều nhà xưởng và nhà kho kiên cố được xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, đất công do UBND xã quản lý, tại các xã Cự Khê, Bích Hòa của huyện Thanh Oai.

Tại các thôn Mỹ, thôn Khúc Thủy, thôn Cầu thuộc xã Cự Khê,  một loạt công trình nhà xưởng có quy mô hàng nghìn m2 được xây dựng kiên cố hiện đang cho thuê làm kho xưởng sản xuất, kho chứa hàng hóa.

Những công trình này không được kiểm soát về vấn đề ô nhiễm môi trường, an toàn phòng chống cháy nổ. Được biết, UBND huyện Thanh Oai không cấp giấy phép xây dựng cho các nhà xưởng ốp tôn, nhà tạm.

Một loạt công trình nhà xưởng có quy mô hàng nghìn m2 được xây dựng kiên cố hiện đang cho thuê làm kho xưởng sản xuất, kho chứa hàng hóa.

Công ty TNHH may xuất khẩu DHA có tới gần 300 cán bộ, công nhân. Theo cơ quan chức năng, cả ba dãy nhà xưởng và kho chứa hàng đều không trang bị thiết bị báo cháy và chữa cháy tự động.

Đại diện đơn vị vi phạm đưa ra đủ lý do để biện hộ cho hành vi này. Ông Nguyễn Xuân Hùng - Phó Giám đốc Công ty TNHH may xuất khẩu DHA, nói rằng: "Công ty hết thời gian thuê đất nên chưa dám đầu tư hệ thống phòng cháy chữa cháy. Mới được thuê lại nên sẽ điều chỉnh sau".

Một số cơ sở đang bị áp dụng đình chỉ hoạt động do không đảm bảo yêu cầu phòng chống cháy nổ, đã phải cho công nhân nghỉ việc cũng như dừng hoạt động sản xuất.

Một số cơ sở đang bị đình chỉ hoạt động do không đảm bảo yêu cầu phòng chống cháy nổ.

Theo luật, các nhà máy, kho xưởng sản xuất chưa đáp ứng tiêu chuẩn về trang thiết bị phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, các công trình vi phạm về xây dựng trên đất công, đất nông nghiệp đều phải được chính quyền địa phương xử lý triệt để.

Ông Nguyễn Văn Biên, Chủ tịch UBND xã Bích Hoà, cho hay: "Đối với doanh nghiệp đã có quyết định xử phạt hành chính về vi phạm phòng cháy chữa cháy, chúng tôi đang phối hợp công an huyện để áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, yêu cầu dừng hoạt động. Để đảm bảo xử lý nghiêm, chúng tôi cũng đề xuất các cơ quan quản lý áp dụng các biện pháp xử lý nghiêm với các trường hợp không chấp hành để đảm bảo an toàn cho người, tài sản công ty và nhân dân".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án "chuyến bay giải cứu".

Qua điều tra, Công an thành phố Tuyên Quang xác định, người điều khiển ô tô gây ra vụ tai nạn khiến bé gái 17 tháng tuổi tử vong là nam giới.

Từ ngày 1/1/2025, hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ của học sinh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến xếp loại hạnh kiểm. Tại các huyện ngoại thành Hà Nội, bên cạnh việc tuyên truyền, lực lượng chức năng tiếp tục duy trì xử lý nghiêm các trường hợp học sinh vi phạm, phụ huynh giao xe cho học sinh khi chưa đủ tuổi.

Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội vừa có cảnh báo khách hàng chú ý cảnh giác trước những cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực và yêu cầu khách hàng thanh toán tiền điện bằng cách chuyển khoản vào tài khoản cá nhân.

Trong bối cảnh chuyển đổi số ngày càng phát triển, thương mại điện tử là xu hướng tiêu dùng được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, đi kèm với những tiện ích của giao dịch mạng, tình trạng hàng giả, hàng nhái kinh doanh qua thương mại điện tử đang dần trở nên phổ biến; gây thiệt hại không nhỏ đến nền kinh tế, an toàn sức khỏe và mất niềm tin cho người tiêu dùng.

Mặc dù đã có không ít trường hợp phát tán thông tin sai sự thật trên mạng xã hội bị cơ quan chức năng xử phạt nhưng tình trạng này vẫn diễn ra thường xuyên làm ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống, an ninh trật tự xã hội. Câu hỏi đặt ra là tại sao tình trạng này vẫn diễn ra, phải chăng do chế tài xử phạt không đủ mạnh hay do thiếu hiểu biết pháp luật của các đối tượng có hành vi vi phạm?