Khoa học Trái đất và Tài nguyên với Phát triển bền vững
Vấn đề bảo vệ môi trường đang trở thành mối quan tâm chung trong bối cảnh nắng nóng, lũ lụt, bão lớn xảy ra với tần suất ngày càng lớn, gây tổn thất nghiêm trọng cho nhiều quốc gia trên thế giới. Các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường của Việt Nam đã cùng thảo luận và đưa ra các giải pháp để phát triển bền vững trước những thách thức của biến đổi khí hậu và tăng trưởng kinh tế.
Tại Hội nghị, GS.TS Trần Thanh Hải, Hiệu trưởng trường Đại học Mỏ - Địa chất đã trình bày nghiên cứu của ông và các đồng nghiệp về việc trượt đất xảy ra nhiều ở những vùng dễ bị tổn thương trong điều kiện khí hậu cực đoan; nguyên nhân và cách thức nào để giảm thiểu, cách nhìn mới từ hậu quả của bão Yagi ở miền Bắc Việt Nam.
GS.TS Trần Thanh Hải cho biết: “Trượt đất là tác động cộng hưởng của các nguyên nhân địa chất nội sinh, ngoại sinh, nhân sinh và các yếu tố địa chất cũng như các yếu tố sinh học khác”.
Tại Hội nghị, việc xác định và dự báo sự dịch chuyển của các kim loại nặng từ nguồn ô nhiễm vào tầng chứa nước dưới đất bở rời cũng đã được đưa ra, cùng với đó là các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm.
PGS.TS Nguyễn Văn Lâm, Chủ tịch Hội Địa chất Thủy văn Việt Nam chia sẻ: “Ô nhiễm môi trường nước dưới đất ảnh hưởng tới nguồn nước cấp sinh hoạt ở nhiều nơi. Giải pháp là chúng ta không nên xây dựng các cơ sở sản xuất và các bãi rác ở những vùng có mối quan hệ thuỷ lực với nước dưới đất và với những vùng này, chúng ta phải bảo vệ lớp đất sét ở bên trên, không được để phá huỷ lớp sét đó làm ô nhiễm môi trường. Cùng với đó phải tổ chức quan trắc, giám sát môi trường ở các nơi chôn lấp và xử lý chất thải”.
Hội nghị toàn quốc “Khoa học Trái đất và Tài nguyên với phát triển bền vững” được trường Đại học Mỏ - Địa chất tổ chức 2 năm/lần, trở thành diễn đàn để các Tập đoàn, Hội Địa chất và các tổ chức, cá nhân liên quan đến lĩnh vực khai khoáng, địa chất, môi trường của Việt Nam cùng bàn thảo về những thách thức đang đặt ra và chia sẻ những kết quả nghiên cứu mới. Hội nghị diễn ra cùng thời điểm COP29 đang diễn ra tại Azerbaijan với sự tham dự của hơn 51.000 đại biểu đến từ gần 200 nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hội nghị COP29 năm nay đã đề xuất dành 1.000 tỷ USD/năm cho các nước đang phát triển để ứng phó với biến đổi khí hậu.
Sáng 24/22, Thành đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Ngày Hội Thanh niên với văn hóa giao thông và chùm hoạt động “Tuổi trẻ Thủ đô tham gia tuyên truyền, giữ gìn trật tự an toàn giao thông” năm 2024.
Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, chiều 23/11, tại thủ đô Phnôm Pênh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Campuchia.
Từ ngày 1/1/2026, các quy định về bảo đảm an toàn giao thông cho trẻ em khi lưu thông bằng ô tô, theo Luật Trật tự An toàn giao thông, sẽ chính thức có hiệu lực.
Đại diện hãng hàng không vừa công bố cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Theo Quyết định số 19 của Thủ tướng Chính phủ quy định lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe cơ giới nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp, từ ngày 1/7/2026 chính thức áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe mô tô hai bánh nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp từ mức 3 lên mức 4.
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025.
0