Khoảng 600 website bán hàng trực tuyến có dấu hiệu vi phạm

Tổng cục Quản lý thị trường - Bộ Công Thương vừa có công văn gửi Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trong cả nước đề nghị kiểm tra, xử lý các đối tượng có dấu hiệu vi phạm trên môi trường thương mại điện tử.

Công văn của Tổng cục Quản lý thị trường nêu rõ: qua rà soát, Tổng cục Quản lý thị trường phát hiện nhiều đối tượng có dấu hiệu vi phạm trong sử dụng website thương mại điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử hoặc mạng xã hội để kinh doanh.

Tổng cục Quản lý thị trường đề nghị Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố chủ động triển khai các biện pháp nghiệp vụ, khẩn trương tổ chức kiểm tra các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm theo danh sách 600 website đã được Tổng cục Quản lý thị trường cung cấp tới 63 Cục Quản lý thị trường địa phương; đồng thời xử lý nghiêm các hành vi, vi phạm theo quy định của luật (nếu có).

Tổng cục Quản lý thị trường yêu cầu các đơn vị cần nghiêm túc triển khai thực hiện và báo cáo kết quả xử lý về Tổng cục trước ngày 15/11/2024.

9 tháng năm 2024, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã phát hiện, xử lý 2.014 vụ vi phạm trên môi trường thương mại điện tử.

Thời gian qua, Ban Chỉ đạo 389 Trung ương và các tỉnh cùng lực lượng chức năng luôn tích cực đấu tranh, ngăn chặn nhiều vụ việc lớn có vi phạm trên môi trường thương mại điện tử. Trong 9 tháng năm 2024, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã phát hiện, xử lý 2.014 vụ vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính 35,4 tỷ đồng, trị giá hàng hóa vi phạm 29,4 tỷ đồng. Đáng lưu ý là cả 63/63 tỉnh, thành phố trên cả nước đều xảy ra các vi phạm trên môi trường online.

Theo đánh giá của Tổng cục Quản lý thị trường, nguyên nhân dẫn đến thực trạng này xuất phát từ việc môi trường để hàng giả đưa vào lưu thông càng ngày càng trở nên dễ dàng. Bên cạnh đó, hiện nay còn có tình trạng các đối tượng đăng thông tin hoặc livestream bán hàng ở một nơi nhưng kho ở một nơi khác, hoặc thậm chí bán hàng qua các trung gian để kiếm lời hay chia kho ra ở rất nhiều các tỉnh, thành phố khác nhau. Do vậy, cơ quan chức năng khi đi kiểm tra, xử lý vi phạm hết sức khó khăn.

Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên môi trường thương mại điện tử, Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, lực lượng quản lý thị trường tiếp tục thay đổi toàn diện phương thức hoạt động kiểm tra, kiểm soát. Theo đó, ưu tiên phòng ngừa, giám sát, tăng cường kiểm tra đột xuất, chuyên đề, hậu kiểm, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật. Đặc biệt, sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý địa bàn tập trung; đưa các giải pháp về công nghệ áp dụng vào quá trình giám sát, phòng ngừa.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Để có tuyến phố Xuân Diệu rộng, đẹp, phường Quảng An, quận Tây Hồ đã rất nỗ lực để tháo gỡ từng nút thắt trong công tác giải phóng mặt bằng... Tuy nhiên, cũng phải mất 4 năm mới hoàn thành dự án có chiều dài 1,1 km với kinh phí đầu tư khoảng 400 tỉ đồng.

Với tổng mức đầu tư 109 tỷ đồng, dự án cải tạo hồ Thiền Quang sau hơn 6 tháng thi công đến nay về cơ bản đã hoàn tất các hạng mục.

Sáng 17/10, Đoàn giám sát của HĐND thành phố do Phó Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Quí Tiên làm trưởng đoàn đã làm việc với quận Bắc Từ Liêm về việc thực hiện Nghị quyết số 20 của HĐND thành phố Hà Nội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025.

Với tòa soạn hội tụ và hệ sinh thái số mới ra mắt, báo Kinh tế và Đô thị sẽ tối ưu hóa quy trình làm việc, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của độc giả trong kỷ nguyên công nghệ hiện nay.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Hồng Sơn đề nghị các cơ quan, đơn vị tiếp tục quan tâm tới việc xây dựng đề án hỗ trợ việc làm và đào tạo nghề cho công dân xuất ngũ.

Tại Lễ phát động tháng cao điểm "Vì người nghèo và an sinh xã hội năm 2024" do UBND và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức tối 16/10, Quỹ “Vì người nghèo” thành phố Hà Nội đã tiếp nhận ủng hộ và đăng ký ủng hộ gần 28 tỷ đồng.