Khoảnh khắc ban công
Bạn biết không, Hường thích những buổi chiều muộn ngồi trên một ban công nào đó, nhâm nhi một ly cà phê và ngắm cuộc sống trôi đi dưới kia. Nhìn ngắm những người nôn nao khi đón người yêu tan ca, nhìn nhóm bạn công sở ríu rít trở về nhà, cảm nhận từ trên cao một cuộc sống sôi động, rõ ràng và nhiều màu sắc. Những lúc như thế, Hường thường chỉ có một mình, nhưng nếu bên mình có thêm một người mình yêu thương thì khoảnh khắc nơi ban công ấy thật trọn vẹn.
Đêm Hà Nội tháng 10, trên những góc ban công, gió heo may tràn về. Từng đợt gió se lạnh như trải dài thêm mong nhớ, chở thêm những ước mơ. Hà Nội mùa heo may làm lòng người thêm nhiều thổn thức. Những tâm hồn như bận rộn hơn với những ký ức, hoài niệm cũ và cả những dự định cho tương lai.
Trên một góc ban công, có những người đồng nghiệp gặp nhau ôn lại chuyện đời, chuyện nghề của bao năm trước. Nhớ sao cái thời ngơ ngác bước chân vào ngành phát thanh truyền hình, quên ăn quên ngủ, chăm chỉ học hỏi, việc gì cũng làm, bất kể mưa nắng, xuân hạ thu đông, ngày nào cũng từ vươn thở đến tiếng thơ, làm việc không ngơi nghỉ. Nhiều lúc mệt đến nỗi nằm đâu cũng ngủ được, vất vả mà vẫn vui.
Rồi cái thời thiết bị thiếu thốn, kinh phí ít ỏi, khó khăn chất chồng, nhưng bằng sự đam mê nhiệt huyết quyết tâm vượt khó, những con người ấy vẫn sản xuất thành công biết bao chương trình phát thanh - truyền hình, để lại nhiều tiếng vang, với vô vàn kỷ niệm yêu thương. Những người tiên phong cầm dao phát quang để tạo thành lối đi cho thế hệ sau vẫn còn nhớ lắm một thời mê mải được làm việc, được tỏa sáng, được tự hào.
Trên một góc ban công khác, bên cạnh những người đang trăn trở với những ý tưởng, bấm đốt tay đếm ngược còn bao nhiêu thời gian để lên sóng một chương trình mới, lại có những người đang suy tư, mải mê tìm câu trả lời cho những câu hỏi: "Ngày mai câu chuyện cho khán thính giả sẽ là gì? Làm thế nào để bảng xếp hạng của Đài chỉ có đi lên mà không đi xuống. Và đổi mới thế nào để tiếp tục bứt phá trong tương lai?"
Lại trên góc ban công ấy, có người đặt một chiếc bàn nhỏ xinh, xếp ghế, pha một bình trà, đốt cây nến thơm, ôm guitar, nhắm mắt lại, thả hồn theo từng khúc nhạc, lời ca, tận hưởng trọn vẹn những cơn gió heo may tràn qua ban công trong một đêm cuối thu se lạnh, và nhớ về vòng tay ấm của một người.
Chỉ là một góc nhỏ ban công thôi, mà cất giữ bao nhiêu tâm sự buồn vui, ôm giấu bao nhiêu nỗi niềm chưa nói. Đêm qua, trên góc ban công ấy, có bao nhiêu người không ngủ? Nơi góc nhỏ ban công ấy, đêm qua, có bao nhiêu người thức đợi bình minh!
Có một ngày, ta trở về thăm chốn cũ, lặng yên bên thềm giếng xưa, chiếc giếng khơi vẫn một mình đứng đó, cất giữ giùm ta bao kỷ niệm, bao ký ức thân thương, đợi ta trở về.
Đôi ta là nghĩa tào khang/ Xuống khe bắt ốc lên rừng hái rau. Có một người con luôn nhớ mẹ hay nói câu đó trước khi bắt đầu kể chuyện của bố và mẹ. Không hiểu sao mỗi lần mẹ kể là mỗi lần mưa dầm, cũng có thể mẹ chọn ngày mưa dầm để kể, cho nó hợp với câu chuyện, kiểu vậy.
Khi mọi loài hoa khác đã héo tàn hoặc thu mình cho qua mùa giá rét thì hoa dã quỳ lại bừng nở vàng tươi giữa cao nguyên mang đến cảm giác quyến rũ đến lạ thường.
Có muôn ngàn cách để kể về ba. Là chiếc lưng biến hóa thần kỳ thành ngựa cho con cưỡi nhong nhong. Là anh hùng dũng cảm giải cứu khi con mắc kẹt. Là siêu nhân giúp con hướng đến những việc làm tử tế. Nhưng với một người con, trên hết, ba là ánh nắng ấm áp chở che suốt cuộc đời này.
Quê hương là nơi mà chúng ta luôn muốn trở về khi mệt mỏi. Là nơi có vòng tay ba mẹ, của bạn bè, bà con hàng xóm yêu thương che chở. Là nơi có ngõ nhỏ heo may, cỏ dâng ngập lối, nơi có cây sung gốc đa còng lưng cõng tuổi, là bờ ao có con chuồn chuồn ớt nằm lim dim đợi nắng....
Hôm nay, khi ngồi lại với chính mình, tôi cảm thấy như vừa mở ra một cuốn sách cuộc đời, mỗi trang là một dấu ấn, mỗi chương là một câu chuyện đáng nhớ. Thời gian cứ thế trôi đi, và mỗi năm qua, tôi lại có dịp ngẫm lại những bước đi của mình. Những lần vấp ngã rồi đứng lên, những khoảnh khắc vui buồn đan xen, tất cả như một bức tranh sống động, đầy màu sắc. Tôi tự hỏi mình: mình đã trưởng thành hơn bao nhiêu?
0