Khối ngoại bán ròng gần 6.000 tỷ đồng tuần qua

Chỉ số chỉ đứng trên ngưỡng điểm trong hai phiên trước khi quay đầu giảm sâu vào phiên cuối rơi xuống dưới mức 1.280 điểm. Nguyên nhân do khối ngoại vẫn duy trì xu hướng bán ròng mạnh, giá trị lên tới hàng nghìn tỷ mỗi phiên.

Thị trường chứng khoán tuần qua mang lại nhiều cảm xúc cho nhà đầu tư. Sau nhiều nỗ lực, chỉ số chính đã giành lại mốc điểm 1.300 thành công sau hai năm với sự hỗ trợ từ nhóm vốn hóa lớn.

Mặc dù vậy, chỉ số chỉ đứng trên ngưỡng điểm này trong hai phiên trước khi quay đầu giảm sâu vào phiên cuối cùng, rơi xuống dưới mức 1.280 điểm. Một phần nguyên nhân dẫn đến việc này là do khối ngoại vẫn duy trì xu hướng bán ròng mạnh, giá trị lên tới hàng nghìn tỷ mỗi phiên.

Khối ngoại bán ròng gần 6.000 tỷ đồng tuần qua

Kết tuần, VN-Index đạt 1.279,91 điểm, tương ứng giảm tổng cộng 7,67 điểm (-0,6%) so với tuần trước. Luỹ kế sau 5 phiên tuần qua, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 5.720 tỷ đồng trên toàn thị trường.

Thống kê theo các mã chứng khoán, tâm điểm bán ròng bất ngờ ghi nhận tại cổ phiếu công nghệ FPT với giá trị bán ròng 1.801 tỷ đồng. Động thái bán ròng của khối ngoại diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu FPT liên tục tăng nóng thời gian qua, do đó đây khả năng là hoạt động chốt lời.

Trở lại với giao dịch khối ngoại, tuần qua ghi nhận hai cổ phiếu là HPG và VHM cũng bị bán ròng lần lượt 459 tỷ và 717 tỷ. Cổ phiếu VNM cũng bị bán ròng 419 tỷ đồng

Danh sách bán ròng còn ghi nhận cổ phiếu VRE và VCB lần lượt bị "xả" ròng 381 tỷ và 289 tỷ đồng. Danh sách bán ròng của khối ngoại trong tuần qua còn có MWG, VIC, VPB, VND... bị bán ròng trên 200 tỷ đồng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo kết phân loại thị trường định kỳ công bố vào sáng nay 21/6, MSCI vẫn chưa thêm Việt Nam vào danh sách xem xét nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi.

Đến giữa tháng 6, VietinBank đang có tốc độ tăng tín dụng cao nhất trong nhóm ngân hàng có vốn nhà nước, tăng 4,9% so với cuối năm trước.

Theo dữ liệu mới được Ngân hàng Nhà nước công bố, đến cuối tháng 3/2024, lượng tiền dân cư và doanh nghiệp gửi vào ngân hàng tiếp tục tăng.

Giá dịch vụ vận tải container từ châu Á đến châu Âu tăng từ 11-14%, cùng với nguy cơ thiếu container rỗng khiến không ít doanh nghiệp rơi vào tình thế “trở tay không kịp”.

Theo các chuyên gia, để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2030, Việt Nam cần có thêm các chính sách và gói tín dụng cho doanh nghiệp để đầu tư sản xuất bền vững, trung hòa carbon.

Kim ngạch xuất khẩu dệt may 6 tháng qua của Việt Nam đã tăng 5% so với cùng kỳ năm trước, vượt qua Trung Quốc và đứng đầu về tốc độ tăng trưởng trong ba quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới.