'Khôi phục các dự án BT là hợp lý và cần thiết'
Các chuyên gia nhận định, việc khôi phục lại các dự án BT ở thời điểm này là hợp lý và cần thiết, bởi Hà Nội đang phát triển nhiều dự án, cần một nguồn lực đầu tư rất lớn từ nguồn vốn xã hội hóa. Đây vẫn được đánh giá là cơ chế hiệu quả nhất nhằm huy động nguồn lực xã hội hóa cho phát triển và cũng là cách để Hà Nội sử dụng tài sản công – cụ thể là đất, một cách tốt nhất.
Gần 400 km đường sắt đô thị hoàn thành vào năm 2035 là mục tiêu mà Hà Nội đặt ra trong Quy hoạch Thủ đô lần này. Nhiệm vụ không dễ, đặc biệt trong huy động vốn. Bên cạnh nguồn vốn ODA, chuyên gia cho rằng hình thức xây dựng - chuyển giao BT có thể là phương án khả thi.
Không chỉ có đường sắt đô thị, theo Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, thành phố Hà Nội dự kiến xây dựng mới 593 km đường giao thông trong đô thị trung tâm; 368 km đường giao thông tại các đô thị vệ tinh. Cùng với đó là hơn 9.000 ha đất thu hồi vùng phụ cận.
Nếu Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua và các dự án BT được khôi phục, bài toán vốn cho mục tiêu này có thể được giải quyết, cùng với đó là việc sử dụng tài sản công được hiệu quả hơn.
Theo đề xuất của chính phủ trước đây, hình thức hợp đồng BT sẽ được áp dụng đối với các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực giao thông vận tải, thoát nước và xử lý nước thải, xử lý ô nhiễm môi trường, hạ tầng kỹ thuật thủy lợi. Điều này phù hợp, khi Hà Nội đang có nhiều công trình giao thông, thoát nước và xử lý nước thải, xử lý ô nhiễm các dòng sông nội đô. Tuy nhiên, điều quan trọng trong các dự án BT, đó là hình thức thanh toán và thời điểm định giá đất phù hợp.
Về mặt chính sách, dự án theo hình thức BT đã vận hành 20 năm qua. Về tiêu chí pháp luật, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) ghi rõ dự án BT cần tuân theo Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư PPP.
Còn về tính thực tế, hiện nay, Quốc hội đang cho phép TP. HCM thực hiện thí nghiệm trở lại dự án BT, và bắt đầu mang lại hiệu quả. Do vậy, khôi phục lại các dự án BT ở thời điểm này được đánh giá là phù hợp, và là lời giải cho bài toán thiếu vốn của nhiều dự án hiện nay.
Sáng 22/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức chung khảo cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Hà Nội giao các đơn vị liên quan hạ ngầm đường dây cáp đi nổi, đặc biệt tại 4 quận nội đô hoàn thành trong năm 2026. Việc hạ ngầm đường dây, cáp đi nổi sẽ được giao trách nhiệm thực hiện cho các địa phương.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1286 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của TP Hà Nội giai đoạn 2023-2025, quy định việc sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới tại 20 quận, huyện, thị xã.
Chiều nay, 21/11, Đài Hà Nội và Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị thành phố Hà Nội đã ký kết hợp tác tăng cường truyền thông về giao lưu văn hóa, hợp tác quốc tế và đối ngoại nhân dân trên Đài Hà Nội.
Trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế, sản phẩm trí tuệ nhân tạo do Cục Thuế thành phố Hà Nội nghiên cứu, phát triển đã được Tổng cục Thuế tổ chức ra mắt sáng nay, 21/11.
Sau 11 tháng triển khai, Hà Nội đã cơ bản hoàn thành 19 nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 của Đề án 06 do Chính phủ giao. Thông tin được nêu tại Hội nghị giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của đề án 06 trên địa bàn thành phố Hà Nội, diễn ra chiều 21/11.
0