Khơi thông thị trường BĐS thông qua gỡ vướng định giá đất

Hiện nay, thị trường BĐS đang rơi vào vòng luẩn quẩn. Nguồn cung khan hiếm khiến giá BĐS tăng cao dẫn đến người mua có nhu cầu ở thực không đủ khả năng chi trả và thị trường không có giao dịch. Khi thị trường đóng băng, sức khỏe các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nên khó có thể phát triển thêm các dự án và cung lại không đủ cầu. Để thị trường khơi thông thì giá BĐS phải hạ thấp và thị trường phải bổ sung thêm nhiều dự án.

Tuy nhiên, rất nhiều dự án đang im lìm sau nhiều năm được phê duyệt mà nguyên nhân chủ yếu là do ách tắc về pháp lý. Một trong số đó phải kể đến những vướng mắc về định giá đất.

Cứ 100 dự án chậm tiến độ thì trong đó có 50 dự án gặp vướng mắc do bất cập trong việc xác định giá đất theo phương pháp đối chiếu với giá thị trường. Điều này đồng nghĩa với việc, trong nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng dự án nằm đắp chiếu thì riêng định giá đất chiếm 50%. Được biết, một số quy định của pháp luật về giá đất đã không còn phù hợp với thực tiễn, bảng giá đất tại một số địa phương thấp hơn nhiều so với giá thị trường.

Khơi thông thị trường BĐS

Việc lựa chọn đơn vị tư vấn xác định giá đất phải căn cứ vào kế hoạch định giá đất, dẫn đến một số trường hợp không lựa chọn được tư vấn hoặc kéo dài thời gian làm chậm tiến độ dự án. Nhiều dự án đầu tư không phê duyệt được bởi vướng đến vấn đề giá đất, giá đất chậm được xác định sẽ dẫn đến chính quyền địa phương chậm ra quyết định thu tiền.

Ông Nguyễn Thế Điệp - Phó Chủ tịch Câu lạc bộ BĐS Hà Nội chia sẻ: "Thời gian qua đã có hướng dẫn về việc định giá đất ở các địa phương. Hiện nay khó khăn lớn nhất ở các địa phương đang có sự đùn đẩy trong công tác định giá đất từ ngành này sang ngành khác hoặc không dám quyết định giá cụ thể. Bởi số liệu và tư liệu về giá đất còn nhiều bất cập và chưa đầy đủ, chưa có kho dữ liệu chính xác, giá mua bán hiện nay chưa kiểm soát được. Thậm chí các đơn vị định giá cũng không dám định giá trong giai đoạn hiện nay”.

Thêm vào đó, khi vướng mắc trong công tác định giá đất sẽ dẫn đến việc một số cơ quan chức năng e ngại, sợ trách nhiệm gây thất thoát nếu định giá thấp hơn thị trường. Từ đó dẫn đến nhiều trường hợp định giá cao hơn hẳn giá giao dịch thực tế, gây khó khăn cho doanh nghiệp triển khai thực hiện. Do vậy, cần phải có một phương pháp định giá đất đúng đắn và chính xác.

Ông Nguyễn Quốc Anh - Chuyên gia bất động sản chia sẻ, khi công tác định giá đất được thực hiện chính xác, hiệu quả sẽ mang lại thông tin minh bạch và giao dịch diễn ra công bằng với tất cả các bên là cơ sở để tham chiếu, giúp các đơn vị thẩm định BĐS có cơ sở để thực hiện các giao dịch cho vay, giảm bớt các loại hình đầu cơ, thổi giá BĐS.

"Khi có cơ sở để xác định được dòng tiền thực tế thì sẽ xác định được giá trị định giá cho từng khu đất và từ đó dẫn đến sự lựa chọn đúng đắn các BĐS thực sự có tiềm năng sinh lời trong tương lai. Đối với nhà nước thì sẽ có căn cứ để kiểm soát giá trị đất đai BĐS", ông Quốc Anh nói thêm.

Gỡ vướng định giá đất

Nhận thấy tầm quan trọng của việc tìm ra hướng đi đúng đắn cho công tác định giá đất, TP. Hà Nội đã đưa ra nhiều chính sách điều chỉnh. Tại kỳ họp thứ 14, HĐND TP. Hà Nội khóa XVI vừa diễn ra các đại biểu đã biểu quyết thông qua hệ số điều chỉnh giá đất năm 2024 theo hướng tăng so với năm 2023 trung bình tại các quận tăng khoảng gần 17% và tại các huyện khoảng 22%.

Hay như gần đây, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Văn bản số 3473/UBND-TNMT thực hiện Công điện số 965/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ vướng mắc trong quản lý, sử dụng đất, giao đất, định giá đất. Đồng thời, phân cấp cho UBND cấp huyện được quyết định thành lập hội đồng thẩm định giá đất, quyết định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp khu đất đấu giá có giá trị từ 30 tỷ đồng trở lên để giao đất có thu tiền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân. Điều này góp phần quan trọng giúp các dự án hạ tầng đô thị nói chung, dự án bất động sản nói riêng trên địa bàn thành phố được đẩy nhanh tiến độ và gia tăng nguồn cung. Từ đó giá bán sẽ ổn định hơn, tạo điều kiện cho người dân có thêm cơ hội sở hữu nhà ở.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau một thời gian tăng giá chóng mặt, khiến thị trường chao đảo, người dân 'choáng váng' thì đến thời điểm hiện tại, giá chung cư tại Hà Nội đã dần có sự điều chỉnh trở về với giá trị thực. Những mức giá cao ngất, phi lý trước đây của phân khúc này đã không còn được tiếp tục 'bơm thổi' mà buộc phải quay đầu. Sự đảo chiều bất ngờ nhưng đúng quy luật này chính chỉ là chỉ dấu cho thấy cơn sốt giá chung cư ảo ở Hà Nội đã hạ nhiệt.

Việc tập trung đầu tư hạ tầng giao thông một cách bài bản và đồng bộ đã ngày càng kéo gần khoảng cách bờ Đông sông Hồng với trung tâm thành phố. Vì thế, khu vực phía Đông Thủ đô thu hút nhiều dự án bất động sản, dẫn đầu làn sóng chuyển cư “làm trong phố, sống ngoại ô” của người dân Hà Nội.

Các quận, huyện của Hà Nội đã tích cực rà soát quy hoạch, xây dựng hạ tầng các vị trí đất đấu giá có nhiều tiềm năng, gần các trục đường giao thông, phù hợp với quy hoạch chung để thu hút người dân và các nhà đầu tư.

Liên quan đến công tác lập quy hoạch chi tiết cải tạo chung cư cũ, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội cho biết đến thời điểm hiện tại mới chỉ có quy hoạch chi tiết Khu tập thể Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy) gửi về Sở lấy ý kiến trước khi trình UBND Thành phố phê duyệt.

Trong dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú 2020 đang được lấy ý kiến, Bộ Công an đề xuất bổ sung nhiều loại giấy tờ công dân có thể dùng khi đăng ký thường trú.

Bộ Tài chính đang tổ chức lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị định Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, bám sát Luật Đất đai 2024. Vẫn còn một số nội dung cần được tiếp tục hoàn thiện để sát với thực tế.