Khốn khổ vì dự án cải tạo sông Lừ trì trệ

Sông Lừ là một trong 4 con sông tiêu thoát nước chính ở khu vực nội đô. Cách đây 3 năm, người dân rất phấn khởi khi thành phố khởi công xây dựng hệ thống cống thu gom nước thải cải tạo môi trường dọc con sông. Tuy nhiên, đến nay dự án này đang tạm dừng khiến người dân sống trong cảnh ô nhiễm, việc đi lại khó khăn do mặt đường bị cày xới phục vụ thi công nhưng để dở dang.

Đoạn đường dọc  sông Lừ gần cầu Định Công, quận Hoàng Mai trước đây vốn đã xuống cấp vì đơn vị xây dựng khu chung cư làm hạ tầng dở dang, giờ càng thêm tệ hại.

Tình cảnh này kéo dài hàng năm nay nhưng không có gì chứng tỏ sẽ sớm được cải tạo. Bên sông, máy móc thi công để chỏng chơ, công trường không một bóng công nhân.

Khổ vì dự án cải tạo sông Lừ tạm dừng

Ông Lê Văn Hiển, quận Hoàng Mai cho biết, đi qua đoạn đường này quá khổ, ngày nắng thì bụi, ngày mưa thì lầy lội....

Ông Lã Tiến Mười, huyện Thanh Trì chia sẻ, con đường này quá bụi, quá bẩn, mưa còn bẩn nữa.

Do dự án tạm dừng nên nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư, công nghiệp tiếp tục xả thẳng ra sông Lừ, khiến con sông càng thêm ô nhiễm. Nước đen ngòm, bốc mùi xú uế.

Đống vật liệu đổ bừa bãi ven sông gây ô nhiễm khiến người dân phải gánh chịu.

Được biết, để giải quyết tình trạng ô nhiễm của sông Lừ, giữa năm 2020, thành phố đã khởi công xây dựng gói thầu xây dựng hệ thống cống bao thu gom xử lý nước thải sông Lừ thuộc dự án nhà máy xử lý nước thải Yên Xá. Gói thầu có tổng mức đầu tư hơn 1000 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào năm 2025.

Tuy nhiên, có thể thấy sau 3 năm con sông chảy qua 3 quận Hoàng Mai, Thanh Xuân, Đống Đa vẫn không có nhiều sự thay đổi, thậm chí bờ sông, mép sông còn ngổn ngang vật liệu, có nơi đã trở thành điểm tập kết rác thải tự phát.

Dự án dang dở của Sông Lừ.

Nhiều đoạn đường trước đây đào xới để làm hố ga thu nước thải, nay được lấp qua loa, gồ ghề gạch đá gây cản trở với các phương tiện tham gia giao thông.

Phóng viên Lan Anh: Chúng tôi đã liên hệ với đại diện chủ đầu tư là Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp TP Hà Nội để tìm hiểu về nguyên nhân vì sao dự án tạm dừng. Tuy nhiên, giám đốc Ban quản lý dự án đã từ chối tiếp và phối hợp thông tin với lý do cuối năm bận việc.

Đoạn đường đang thi công dở của đoạn ven sông Lừ.

Với trách nhiệm được giao là chủ đầu tư dự án, không hiểu lãnh đạo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp TP có biết, việc dự án phải dừng quá lâu đang khiến cho cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn và hàng ngày đang phải sống trong môi trường ô nhiễm bởi chính dự án xử lý nước thải, cải thiện môi trường.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 14/5, Quận ủy Hoàn Kiếm đã tổ chức lễ trao tặng huy hiệu Đảng đợt 19/5. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã đến dự và trao tặng huy hiệu Đảng cho các đảng viên ưu tú. Cùng dự có Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Vũ Đức Bảo.

Để đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đồng thời khuyến khích người dân tham gia sử dụng dịch vụ qua ứng dụng VNeID, UBND thành phố Hà Nội đề xuất hỗ trợ 100% mức phí phải nộp của công dân Việt Nam khi có yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID.

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, trải qua nhiều vị trí công tác, đồng chí Đào Duy Tùng luôn thể hiện là người cộng sản kiên trung, nhà lý luận xuất sắc với tư duy đổi mới và tầm nhìn trí tuệ cao.

Hà Nội là đô thị có lượng rác thải sinh hoạt lớn, rác cồng kềnh chiếm tỷ lệ cao hơn so với nhiều địa phương. Thực trạng này đã và đang trở thành gánh nặng cho môi trường, gây lãng phí tài nguyên, làm chậm quá trình tái chế, tuần hoàn rác tại Hà Nội.

Gần đây, Đài Hà Nội có đề cập tới tình trạng trường Tiểu học Võ Thị Sáu (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) hiện không đảm bảo về cơ sở vật chất và môi trường sư phạm, khi các em học sinh phải học nhờ tại cơ sở tâm linh và học chung khu vực dân cư.

Theo Luật Giao thông Đường bộ, các loại xe như công nông, xe ba bốn bánh tự chế bị cấm lưu hành, sử dụng. Tuy nhiên, thời gian qua, loại phương tiện này vẫn lưu hành khá phổ biến, nhất là tại các xã làng nghề bởi khả năng chở được nhiều hàng, luồn lách trong đường làng ngõ xóm.