Không chủ quan với áp thấp nhiệt đới

Dù áp thấp nhiệt đới khi mạnh lên thành bão sẽ có cường độ không lớn nhưng sẽ gây mưa lớn trên diện rộng, có nơi tới trên 600 mm.

Chiều 18/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức họp bàn về việc ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành cơn bão số 4.

Hiện các tỉnh Trung Bộ và Tây Nguyên đã có mưa to đến rất to và dự báo sẽ tiếp tục kéo dài trong những ngày tới, với lượng mưa từ 100-300mm, có nơi trên 500mm. Từ ngày 18-21/9, các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam xuất hiện lũ, biên độ lũ lên trên các sông từ 3-7m. Nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, lũ quét và sạt lở đất trên các sườn dốc ở khu vực vùng núi từ Thanh Hóa đến Quảng Nam.

Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết: "Tất cả các mô hình dự báo đến thời điểm này là bão số 4 nếu có hình thành thì cũng là cơn bão không lớn về cường độ, về gió. Nhưng cái chúng tôi đặc biệt quan tâm và quan ngại là sẽ gây ra một đợt mưa khá lớn, tập trung chủ yếu vào Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và một phần của Quãng Ngãi. Chúng tôi đang quan ngại sẽ có một đợt mưa và không loại trừ khả năng có một trận lụt tồi tệ như năm 2020".

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn họp bàn về việc ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành cơn bão số 4.

Để chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới, các địa phương cần kiên quyết kêu gọi, hướng dẫn các tàu thuyền, phương tiện còn hoạt động trên biển, ven biển chủ động thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú. Tuỳ theo diễn biến của bão, chủ động cấm biển, kiên quyết không để người dân ở lại trên các lồng, bè, chòi canh khi bão đổ bộ.

Bên cạnh đó, cần rà soát, sẵn sàng phương án sơ tán dân ở nhà không đảm bảo an toàn, khu vực trũng thấp cửa sông, ven biển; có phương án cho học sinh nghỉ học trong thời gian bão đổ bộ; hướng dẫn thu hoạch, đảm bảo nuôi trồng thủy sản, đảm bảo an toàn trọng điểm đê biển, đê cửa sông xung yếu hoặc đang thi công.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thời điểm này là cao điểm tổ chức Đại hội chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2027. Bên cạnh việc tiếp tục đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả, công tác lựa chọn nhân sự là vấn đề được quan tâm.

Chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ sẽ mưa lớn tuần tới, trong khi đó miền Bắc mây nhiều và tiếp tục lạnh.

Sáng 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác của Trung ương đã dự Lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai - nơi vào tháng 9/2024 xảy ra thảm hoạ lũ quét, sạt lở đất do bão số 3 gây ra, làm hàng chục người dân thiệt mạng, hàng chục ngôi nhà bị vùi lấp, cuốn trôi.

Chiều 22/12, Ban Chỉ đạo Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã tổ chức Hội nghị tổng kết, khen thưởng.

Lực lượng vũ trang Thủ đô được thành lập ngày 19/10/1946. Ngay sau khi ra đời, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 19/12/1946), Lực lượng vũ trang Thủ đô đã vào cuộc chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng.

Trong lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tự hào vì quân đội ta được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu trực tiếp sáng lập, giáo dục, rèn luyện. Và cũng thật đặc biệt khi tên của Người đã được nhân dân đặt cho quân đội với cách gọi vô cùng thân thương và trìu mến "Bộ đội Cụ Hồ".