Không có giao dịch, người môi giới đất nền chật vật chuyển nghề
Không chỉ môi giới "tay ngang" mà những người làm nghề lâu năm cũng đang chịu sức ép lớn. Anh Minh Tiến, một môi giới lành nghề ở khu vực Dầu Giây (Đồng Nai) cho biết dù hầu hết khách hàng là người có nhu cầu ở thực nhưng cũng chỉ đang xem xét chứ chưa tiến tới giao dịch.
"Lúc trước, mỗi quý tôi bán được 7-8 lô. Riêng trong quý III vừa rồi, tôi chỉ giao dịch được 2 nền, giảm đến 70% so với trước đây. Không giống như các anh em khác, tôi chỉ làm mỗi công việc môi giới. Tình hình như thế này không biết khi nào mới hồi phục, chắc tôi phải tìm một nghề nào đó để có thể mưu sinh", anh chia sẻ.
Chung tình cảnh, anh Ân, một môi giới đất nền khác ở phía Nam, cho hay bên cạnh các thông tin tiêu cực, nguyên nhân chính khiến giao dịch khó thành công thời gian qua là những vấn đề về tài chính như nhà đầu tư khó tiếp cận vốn vay, hoặc nếu vay được thì lãi suất cũng quá cao.
"Nhiều trường hợp nhà đầu tư đã đặt cọc nhưng sau này không vay được tiền, chủ đất nào dễ chịu thì vui vẻ trả lại cọc, còn những người cũng đang gặp khó khăn thì họ lấy luôn. Có khách hàng của tôi muốn mua lô đất 1 tỷ đồng, đã cọc 10%, tức 100 triệu đồng, nhưng cuối cùng không vay được tiền nên đành mất luôn khoản cọc này", anh nói.
Tình trạng ảm đạm hiện nay khiến nhiều sàn giao dịch đất nền suốt mấy tháng qua không có giao dịch, hoặc lượng giao dịch quá ít, không đủ bù đắp chi phí vận hành. Theo một khảo sát mới đây của chuyên trang Batdongsan, khá nhiều sàn nhỏ lẻ đã giải thể, các sàn quy mô cỡ trung và lớn trên cũng buộc phải cắt giảm nhân sự.
Kể cả với những môi giới còn giữ được công việc, họ cũng chỉ có thể sống dựa vào mức lương cứng khoảng 5-8 triệu đồng/tháng. Từ tháng 7, một sàn giao dịch bất động sản ở khu vực Hà Đông (Hà Nội) đã phải chủ động cắt giảm 40% nhân sự. Tuy nhiên, đến cuối tháng 7, 1/3 quân số còn lại tiếp tục nộp đơn xin nghỉ để tìm hướng mưu sinh khác.
Một số môi giới còn chuyển sang tìm công việc mới ở các công ty sản xuất để đảm bảo ổn định hơn.
Dù vậy, theo ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Bất động sản Việt An Hòa, đây sẽ là thời điểm vàng để thanh lọc đội ngũ môi giới.
Thống kê của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy số lượng môi giới hiện đã tăng gấp 6 lần, lên đến khoảng 300.000 người. Tất nhiên, con số thực tế còn nhiều hơn vì hiện nay ai cũng có thể làm môi giới bất động sản, theo ông Phạm Lâm, Phó chủ tịch VARS. Điều đáng nói, chỉ trên dưới 30.000 môi giới có chứng chỉ hành nghề.
Trong bối cảnh thị trường khó khăn, giao dịch gần như không có, ông Quang nhìn nhận chỉ những môi giới chuyên nghiệp mới có thể tìm được tài sản tốt để chào bán và thuyết phục nhà đầu tư. Còn những người mới bước vào thị trường trong vòng một năm qua sẽ rất chật vật và có thể phải chuyển nghề.
"Các công ty môi giới đang tái cơ cấu, cắt giảm nhân viên, môi giới tự do cũng bắt đầu tìm việc mới. Đây là tín hiệu tốt của thị trường, đặc biệt khi môi giới ở các vùng xa xôi từng xảy ra sốt đất nay đã quay lại công việc cũ. Người nào từng bỏ nghề giáo viên để đi làm môi giới nay lại về làm giáo viên. Người bán trái cây lại về bán trái cây. Lực lượng môi giới được thanh lọc", ông nói.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch VARS cho rằng các sàn giao dịch thời gian này nên có các hoạt động nhằm xốc lại tinh thần và tập trung đào tạo đội ngũ. Đây sẽ là sự chuẩn bị để khi thị trường hồi phục, doanh nghiệp vẫn có một lực lượng môi giới chất lượng, chuyên nghiệp, hiệu quả.
Với những môi giới còn yêu và muốn gắn bó với nghề, ông cho rằng họ có thể chuyển sang các loại hình bất động sản khác còn giao dịch được, như nhà đất tại các khu dân cư đông đúc. Tuy nhiên, ông thừa nhận thanh khoản với các sản phẩm này hiện cũng không còn cao như trước, bởi chỉ tập trung vào nhóm khách hàng có nhu cầu ở thực.
Trong lúc này, lời khuyên của ông là môi giới nên tìm một công việc tạm thời để mưu sinh, đồng thời tranh thủ thời điểm này để bổ sung kiến thức và hoàn thiện kỹ năng.
"Môi giới cần bình tĩnh, xác định đây chỉ là giai đoạn sụt giảm giao dịch chủ yếu do yếu tố khách quan, còn bản chất thị trường không suy thoái. Do đó, nếu giai đoạn này trau dồi thêm kỹ năng, trình độ thì khi thị trường ổn định trở lại, họ có thể làm việc hiệu quả hơn", ông Đính nói.
Trong phiên họp giải trình, Thường trực HĐND TP Hà Nội đề nghị UBND thành phố nghiên cứu các cơ chế, chính sách, quy định về đấu giá quyền sử dụng đất bãi bồi ven sông để làm bãi chứa trung chuyển vật liệu xây dựng.
Triển khai Công điện số 130 của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố đã ban hành công văn số 4255 yêu cầu tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án nhà ở xã hội.
Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mê Linh phối hợp với Công ty Đấu giá hợp danh số 5 quốc gia tổ chức đấu giá quyền sử dụng 11 thửa đất tại thôn Đông Cao, xã Tráng Việt vào ngày 19/12. Các thửa đất đấu giá có diện tích từ 100 đến 155m²/thửa, giá khởi điểm 1.515.000 đồng/m².
Ngành bất động sản Việt Nam đang hòa cùng làn sóng chuyển đổi xanh trên toàn cầu với số lượng dự án xanh tăng nhanh. Tính đến nay, cả nước có hơn 400 dự án.
Theo thống kê mới nhất, dân số Việt Nam gần chạm ngưỡng 100 triệu người với mức tăng dân số hàng năm khoảng 0,95%. Từ đó kéo theo nhu cầu về nhà ở tăng nhanh.
Thời gian qua, giá bất động sản ghi nhận mức tăng đột biến nghịch lý là lượng hàng tồn kho cũng không ngừng gia tăng. Hàng loạt dự án treo, những khu đô thị ma, các căn biệt thự bỏ hoang cỏ mọc um tùm gây lãng phí đất đai.
0