Không có nhân lực, doanh nghiệp khó đầu tư công nghệ cao
Doanh nghiệp này là mắt xích quan trọng trong chuỗi sản xuất các thiết bị của Apple. Sản phẩm đa dạng liên quan đến máy tính, công nghệ thông tin, linh kiện ôtô, thiết bị bán dẫn. Chính thức hoạt động tại Việt Nam từ tháng 3/2007 với các nhà xưởng đầu tiên tại một số tỉnh phía Bắc.
Cuối năm 2023 rót thêm 246 triệu USD vào hai dự án tại tỉnh Quảng Ninh. Dự kiến bắt đầu vận hành từ tháng 1/2025 với khoảng 1.200 nhân công. Tuy nhiên khó khăn lớn nhất là bài toán nhân sự.

Không có nhân lực, doanh nghiệp khó đầu tư công nghệ cao
Intel, Samsung, Amkor Technology hay Hana Micron Vina: một loạt tên tuổi lớn trong ngành bán dẫn toàn cầu đã, đang và sẽ đổ hàng tỷ USD vào Việt Nam. Cơ hội đang rộng mở với nước ta, từ thị trường bán dẫn với quy mô xấp xỉ 600 tỷ USD vào năm 2022, dự kiến sẽ đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2030. Tuy vậy, vấn đề mà không ít doanh nghiệp còn băn khoăn chính là mức độ đáp ứng về nhân lực công nghệ cao.
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa diễn ra ngày 11/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính một lần nữa khẳng định, năm 2024 là năm bứt phá về nhân lực, Việt Nam cần tập trung tối đa nguồn lực để phát triển kỹ sư chất lượng cao ngành sản xuất chip bán dẫn.

Hiện cả nước có khoảng 35 cơ sở giáo dục đại học có khả năng tham gia đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn, tuy nhiên số lượng cơ sở đào tạo có kinh nghiệm, có truyền thống còn rất ít. Trong khi đó, các doanh nghiệp FDI luôn cần nguồn nhân lực chất lượng cao để ứng dụng vào công nghệ mới. Việc chú trọng đào tạo lực lượng lao động có trình độ sẽ ngày càng thu hút đầu tư nước ngoài.
Doanh nghiệp quy mô vừa hiện nay chỉ chiếm 1,5% trong nền kinh tế, khiến Việt Nam vắng lực lượng kế cận cho lớp tập đoàn tư nhân lớn.
Việc tích cực tham gia phong trào “Đổi mới và nâng cao năng suất với quản trị tinh gọn” (LEAN) đã giúp các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ tăng năng suất tới 20-30% ngay sau năm đầu chuyển đổi.
Số doanh nghiệp phá sản, dừng hoạt động cao gấp gần 1,5 lần số doanh nghiệp thành lập mới trong hai tháng đầu năm 2025, cho thấy bức tranh đáng buồn trong đời sống doanh nghiệp Việt Nam.
Nhiều công ty vẫn lựa chọn đứng ngoài cuộc chơi chứng khoán, dù sở hữu tiềm lực mạnh.
Kinh tế tư nhân chính là động lực quan trọng, là chìa khóa để kinh tế Việt Nam cất cánh trong giai đoạn tiếp theo.
Nhà nước, chính quyền cần tạo điều kiện cho sự phát triển của doanh nghiệp - nền tảng giúp đất nước ngày càng đi lên, tuy nhiên lưu ý những quy tắc để tránh vượt qua lằn ranh đạo đức và pháp luật.
0