Không để giải ngân đầu tư công chậm trễ thêm

Hà Nội yêu cầu nêu cao vai trò của người đứng đầu các cấp, cá thể hóa trách nhiệm đến từng cá nhân, coi kết quả giải ngân là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ.

Nhiều địa phương hiện có tiến độ giải ngân rất chậm. Dự án nâng câp, cải tạo quốc lộ 21B, đoạn qua huyện Thanh Oai, theo tiến độ cam kết phải giải phóng mặt bằng xong trong năm 2024. Tuy nhiên đến hết tháng 6, vẫn còn hàng trăm hộ dân chưa kiểm đếm, đo đạc để đền bù, thu hồi mặt bằng.

Ông Phạm Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND  xã Bích Hoà, huyện Thanh Oai, cho biết, nguyên nhân dự án bị chậm tiến độ là do thời gian qua phải ưu tiên cho dự án Vành đai 4. Hiện tại, xã đang vận động hơn 200 hộ dân trong diện phải thu hồi mặt bằng phục vụ dự án quốc lộ 21B.

Đất của các hộ dân đều có sổ đỏ đất ở, việc tuyên truyền vận động khó khăn, nhưng vài ngày qua, hơn 90% hộ dân đã đồng thuận ký biên bản bàn giao đất, xã sẽ sớm hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng.

Dự án nâng câp, cải tạo quốc lộ 21B hiện đang bị chậm tiến độ giải phóng mặt bằng.

Năm 2024, huyện Thanh Oai được giao hơn 1.600 tỷ đồng vốn đầu tư công để thực hiện hàng trăm dự án. Tuy nhiên, hết tháng 7, huyện mới chỉ giải ngân được hơn 20%, trong khi mục tiêu đến cuối năm là đạt trên 95%.

Ông Bùi Văn Sáng, Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai, cho biết, huyện đã và đang làm rất quyết liệt trong việc thu hồi, giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm, nhất là dự án nâng cấp cải tạo quốc lộ 21B. Dự kiến từ nay đến giữa tháng 8 sẽ khởi công nhiều dự án, tỷ lệ giải ngân sẽ đạt. Huyện cam kết với thành phố hoàn thành và vượt kế hoạch giải ngân năm nay.

Tại huyện Mê Linh, đến hết tháng 7 cũng mới khởi công được 8/40 dự án có sử dụng vốn đầu tư công, tỷ lệ giải ngân mới đạt khoảng 30% trên tổng vốn là khoảng 1.800 tỷ đồng. Lý do được đưa ra là huyện có nhiều dự án phê duyệt bổ sung trong tháng 5, tháng 6 và đang chờ hoàn thiện thủ tục theo quy định mới có thể giải ngân.

Ông Nguyễn Cao Chí, Phó Giám đốc Ban Quản lí dự án đầu tư xây dựng huyện Mê Linh, cho biết: đối với các dự án có thu hồi đất trồng lúa, thủ tục về lập đánh giá tác động môi trường mất rất nhiều thời gian, huyện đã báo cáo thành phố để có giải pháp đẩy nhanh tiến độ.

Đến hết tháng 7, huyện Mê Linh mới khởi công được 8/40 dự án có sử dụng vốn đầu tư công.

Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư công năm 2024 của thành phố Hà Nội trên 81.033 tỷ đồng, nhưng đến 15/7, kết quả giải ngân toàn thành phố mới đạt 20.889 tỷ đồng, tương đương 25,8% kế hoạch.

Theo ông Nguyễn Trung Hiếu, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội, hiện Sở đang rà soát, tham mưu cho thành phố, báo cáo cấp có thẩm quyền để kịp thời điều chỉnh vốn ở những dự án có khả năng giải ngân thấp hoặc có nhiều vướng mắc sang các dự án có khả năng hấp thụ vốn cao hơn.

Tại Hội nghị diễn ra vào ngày 31/7, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn đã giao UBND thành phố xây dựng phương án điều chỉnh tổng thể kế hoạch đầu tư công trung hạn  cấp thành phố, trong đó đặc biệt lưu ý đến khả năng huy động nguồn lực và tính khả thi trong tổ chức thực hiện, không thể chậm trễ hơn, với mục tiêu giải ngân ở mức cao nhất.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Người dân Thủ đô có thể sẽ thấy một diện mạo rất khác của sông Tô Lịch, vốn được biết đến với cái tên “dòng sông chết”, khi Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá sẽ vận hành thử nghiệm trong 6 tháng, bắt đầu từ ngày 1/12.

Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam năm 2024 đang diễn ra tại Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Royal City, quận Thanh Xuân. Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Phạm Quí Tiên, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền dự lễ khai mạc.

Sáng 22/11, Đoàn kiểm tra số 2 của Thành ủy Hà Nội do Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành uỷ, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 06 Nguyễn Doãn Toản làm Trưởng đoàn đã kiểm tra kết quả thực hiện Chương trình 06 tại thị xã Sơn Tây.

Sáng nay, Uỷ ban Mặt trận tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Chung khảo Cuộc thi tìm hiểu “Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố năm 2024.

UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố".

Tại kỳ họp chuyên đề ngày 19/11 vừa qua, HĐND thành phố đã thông qua đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội’’.