Không để sắp xếp xã, phường ảnh hưởng nhiều đến người dân
Tham dự hội nghị có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong; Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Vũ Đức Bảo; các ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, lãnh đạo các sở, ngành, quận, huyện của thành phố.
Theo nghị quyết 1286, Hà Nội sẽ sắp xếp 109 đơn vị cấp xã để hình thành 56 đơn vị cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 53 đơn vị cấp xã. Như vậy từ 1/1/2025, TP Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã; 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Theo báo cáo nhanh của các sở, ban, ngành của thành phố, công tác sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất tại các địa phương đang được triển khai gấp rút. Có 99 trụ sở làm việc được giữ lại tiếp tục làm trụ sở làm việc của đơn vị hành chính mới hoặc chuyển đổi công năng do UBND cấp xã mới quản lý; 6 trụ sở làm việc được điều chuyển cho các cơ quan khác làm trường học hoặc trụ sở của công an xã; 4 trụ sở được điều chuyển về UBND cấp huyện. Tình hình an ninh trật tự tại các xã được sắp xếp đã và đang được đảm bảo.
Tại hội nghị, công tác cán bộ tại đơn vị hành chính thực hiện sắp xếp là băn khoăn chung của nhiều quận huyện. Sở Nội vụ cho biết sẽ có hướng dẫn chuyển cán bộ, công chức cấp xã lên công chức nhà nước ngay trong ngày mai.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong yêu cầu các địa phương tập trung lãnh đạo, chủ đạo trên tinh thần hết sức chủ động, trước sau như một.
Kết luận hội nghị, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, Hà Nội đã có kinh nghiệm trong sắp xếp đơn vị hành chính ở nhiều cấp độ, tuy nhiên, đợt sắp xếp lần này có sự khác biệt rất lớn. Theo lộ trình của thành phố, các công việc sắp xếp tổ chức bộ máy của các xã phải thực hiện xong trước ngày 25/12/2024. Đơn vị hành chính mới chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/2025.
Việc sắp xếp mới sẽ trên tinh thần hạn chế tối đa ảnh hưởng đến đời sống bình thường của người dân, hoạt động của doanh nghiệp. Trước mắt, sẽ không thu phí, lệ phí của người dân liên quan đến chuyển đổi giấy tờ, việc thay đổi sổ hộ tịch cơ quan quản lý hướng dẫn trực tiếp cho người dân. Người dân không phải đến cơ quan nhà nước để đổi thông tin cư trú. Cấp đổi căn cước công dân miễn phí, các loại giấy tờ khác thì thu phí theo quy định hiện hành.
Trong khuôn khổ Hội nghị quốc tế về Du lịch nông thôn lần thứ nhất của Tổ chức Du lịch Liên hợp quốc, ngày 11/12, đông đảo đại biểu quốc tế đã tham quan làng rau Trà Quế (Quảng Nam), làng du lịch tốt nhất vừa được tổ chức này vinh danh.
Từ 1/1/2025, Hà Nội sẽ chính thức thu phí tham quan tại Bảo tàng Hà Nội và các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố, mức thu phí dao động từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng/lượt.
Thống kê sơ bộ từ các tỉnh thành, nhiều doanh nghiệp đã có kế hoạch thưởng Tết năm 2025 cho người lao động tối thiểu là 1 tháng lương. Các chuyên gia cũng dự báo tiền thưởng Tết năm nay sẽ cao hơn năm trước.
Để tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, phục vụ tối đa lợi ích của người dân và thực hiện hiệu quả Đề án 06, Bộ Công an đã ký ban hành Thông tư số 79/2024 quy định về cấp, thu hồi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 131 về việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp ngay từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Tại phiên họp HĐND Thành phố Hà Nội sáng nay 12/12, đa số đại biểu tán thành thông qua Nghị quyết quy định thực hiện vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn thành phố Hà Nội.
0