Không để thu gom đất lúa làm nhà ở thương mại

Trong tuần qua, Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa 15 đã thảo luận cho ý kiến đối với Nghị quyết về thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất. Đại biểu Quốc hội đánh giá đây là Nghị quyết rất cần thiết nhưng cần được quy định chặt chẽ, đảm bảo thị trường bất động sản lành mạnh, tránh tạo sốt đất và không để xảy ra tình trạng thu gom đất lúa tự phát làm nhà ở thương mại.

Dẫn chứng vụ lừa đảo trong dự án địa ốc Alibaba, đại biểu nhấn mạnh không được để việc cho phép thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa quận nhận quyền sử dụng đất làm tái diễn trình trạng thu gom đất nông nghiệp như nhiều năm trước.

Ông Phạm Đức Ấn, Đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội, đặt câu hỏi: “Với một quyết định hành chính, cho phép thỏa thuận quyền sử dụng với đất nông nghiệp, phi nông nghiệp không phải đất ở, đất khác trong cùng thửa để làm dự án nhà ở thương mại, giá đất có thể từ 500 ngàn đồng lên 20 triệu đồng/m2, lợi ích này ai đạt được?”

Ông Đỗ Đức Duy, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, phát biểu: “Vấn đề để kiểm soát chặt chẽ về quy trình, thủ tục, tránh trường hợp lợi dụng chính sách để trục lợi hay là vấn đề thu gom đất, vấn đề chênh lệch địa tô,  tất cả những nội dung này Chính phủ xin tiếp thu và sẽ được quy định chi tiết, cụ thể trong nghị định hướng dẫn thi hành nghị quyết này để bảm đảo chặt chẽ, công khai, minh bạch, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực cũng như là khắc phục tình trạng lợi dụng chính sách để trục lợi”.

Thực tế cho thấy, tại các địa phương, có nhiều khu chung cư người dân đã về sống nhưng không được cấp sổ đỏ. Không ít khu đô thị đã xây dựng nhưng bỏ hoang hóa rất lãng phí.

Hiện cử tri rất quan tâm các vấn đề trên thị trường bất động sản như giá nhà ở tăng phi mã, người lao động rất khó có thể mua được nhà. Vì vậy, những chính sách liên quan có thể tác động đến thị trường bất động sản cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Yêu cầu đặt ra là đảm bảo công bằng trong tiếp cận đất đai giữa các nhà đầu tư, giữa các địa phương, duy trì ổn định nguồn cung về nhà ở thương mại, góp phần phát triển thị trường bất động sản minh bạch, lành mạnh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong tuần qua, Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa 15 đã thảo luận cho ý kiến đối với Nghị quyết về thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất. Đại biểu Quốc hội đánh giá đây là Nghị quyết rất cần thiết nhưng cần được quy định chặt chẽ, đảm bảo thị trường bất động sản lành mạnh, tránh tạo sốt đất và không để xảy ra tình trạng thu gom đất lúa tự phát làm nhà ở thương mại.

Sáng nay, 24/11, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam tổ chức Diễn đàn "Lắng nghe nông dân nói" với chủ đề "Khơi thông nguồn lực đất đai, hướng tới mục tiêu NetZero, bảo vệ môi trường".

UBND Thành phố Hà Nội ban hành quyết định số 6011 giao hơn 1,2 triệu m2 đất (đợt 1) tại huyện Đan Phượng (đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng) cho Tập đoàn Vingroup - Công ty Cổ phần để thực hiện Dự án Khu chức năng đô thị - Green City.

Dù đã tạm dừng để điều chỉnh, nhưng giá khởi điểm đất đấu giá tại Hà Nội vẫn ở mức rất thấp.

Hôm nay, 24/11, 320 khách hàng với 1.500 hồ sơ tham gia đấu giá 34 thửa đất ở xã Hương Ngải. Đúng như dự báo, cuộc đấu giá đang diễn ra rất nóng vì các thửa đất nằm trong khu vực làng nghề, nhu cầu thực của người dân rất cao.

Tình trạng thị trường vừa bị mất cân bằng cung - cầu, vừa bị lệch về phân khúc nhà là nguyên nhân khiến giá nhà đất bị đẩy cao phi lý. Bởi vậy, việc tăng nguồn cung là giải pháp cấp bách để kéo giảm giá nhà.